Theo các chuyên gia, nỗi lo khủng bố tại châu Âu đang ngày càng hiện hữu, bởi ước tính có hơn 3.000 thanh niên châu Âu sẽ trở về sau khi tham chiến tại Syria và Iraq, đặt ra những thách thức an ninh không hề nhỏ đối với lục địa già.
Ngày 11/1, hơn 40 nhà lãnh đạo cấp cao của thế giới cùng 1 triệu người dân Pháp tập trung tại các quảng trường lớn ở Paris để tưởng niệm các nạn nhân xấu số, đã thiệt mạng dưới làn đạn của các tên khủng bố sau vụ xả súng tại Paris.
Tâm điểm của thế giới tuần qua là những tin tức xoay quanh vụ xả súng tại Pháp ngày 7/1 và cái kết xứng đáng của những kẻ khủng bố. Phần hộp đen của máy bay AirAsia QZ 8501 vẫn chưa được tìm thấy; Khủng bố hoạt động tại Nigeria tàn sát hơn 2.000 người... là những sự kiện chính diễn ra trong tuần qua
Hơn 80.000 cảnh sát Pháp được triển khai sau vụ xả súng tại Pháp ngày 7/1. Đến ngày 9/1, sau 53 giờ kinh hoàng, căng thẳng, tất cả đã khép lại với một cái kết xứng đáng cho những kẻ tấn công liều mạng.
Tờ IBNLive (Ấn Độ) đưa tin, phiến quân khủng bố IS đã cao giọng ca ngợi hai kẻ xả súng tại Pháp (ngày 7/1) là ‘những người hùng thực thụ’ trên đài phát thanh Al-Bayan của chúng.
Sau 2 vụ xả súng liên tiếp tại Pháp (vào ngày 7 và 8/1) hệ thống báo động an ninh quốc gia của Pháp đã được đặt ở chế độ "báo động". Các nước Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đức, Na Uy cũng nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất.
Vụ xả súng tại Canada (ngày 22/10/2014), vụ khủng hoảng con tin tại Sydney (ngày 15/12/2014) và đến nay là vụ xả súng tại Pháp (7/1/2015) đã dấy lên làn sóng nghi ngờ có sự nhúng tay của IS nhằm trả đũa các hoạt động chống nhóm khủng bố của các nước phương Tây tại Syria và Iraq.
Vụ xả súng kinh hoàng tại tòa báo Charlie Hebdo, Paris đã khiến cả nước Pháp rúng động, kinh hoàng. 12 người (trong đó có 8 nhà báo) đã thiệt mạng. Một trong 3 tay súng đã ra đầu thú. Hiện cảnh sát đang ráo riết truy lùng 2 kẻ còn lại.
Đài CBCNews (Canada) đưa tin, theo quan chức văn phòng công tố Paris, 1 trong 3 kẻ xả súng tấn công toà báo Charlie Hebdo đã ra đầu thú với cảnh sát Pháp.