Châu Âu kinh hoàng trước tội ác man rợ
Châu Âu chưa hết bàng hoàng, kinh hãi vì vụ xả súng tại Pháp ngày 7/1 khiến 12 người thiệt mạng thì phải tiếp tục hứng chịu thêm vụ xả súng thứ hai tại phía nam Paris.
Theo thông tin của tờ Mirror (Anh), Vụ xả súng xảy ra tại khu vực Montrouge, phía Nam Paris hôm 8/1 đã khiến 2 người trọng thương (trong đó có 1 nữ cảnh sát thiệt mạng vì vết thương quá nặng).
Hiện trường vụ nổ súng thứ 2 tại Paris ngày 8/1 |
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố ngay tại hiện trường, sau vụ việc, một trong hai nghi phạm đã bị bắt. Kẻ này sinh năm 1962, từng có tiền án tiền sự. Tay súng còn lại đã nhảy lên tàu điện ngầm và trốn thoát ngay sau khi gây án.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tại thành phố Toulouse Pháp |
Hiện cảnh sát Pháp tiếp tục truy tìm thêm 2 đối tượng trong vụ xả súng ngày 7/1 và một đối tượng còn lại trong vụ xả súng ngày 8/1. Vụ xả súng thứ hai này khiến 1 nữ cảnh sát thiệt mạng, 1 người khác bị thương nghiêm trọng.
Tổng thống Pháp họp khẩn cùng các quan chức nước này tại điện Elysee sau vụ xả súng tại Paris |
Ngay tại thời điểm này, châu Âu đang rúng động trước nguy cơ khủng bố lan tràn, đặc biệt sau các hành động xả súng ngang nhiên giữa chốn công cộng của các tay súng.
Toàn châu Âu cảnh giác với 'những quả bom hẹn giờ' khủng bố
Sau vụ việc nêu trên, hệ thống báo động an ninh quốc gia của Pháp đã được đặt ở chế độ "báo động".
Tin liên quan:
Vụ xả súng tại Pháp: Liệu khủng bố IS có đứng sau giật dây?
Tin mới nhất về Vụ xả súng tại Pháp: 1 kẻ tấn công đã ra đầu thú
Vấn đề đang đặt ra với nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung là sau hành động "trả thù cho nhà tiên tri", hận thù giữa các phần tử Hồi giáo cực đoan với thế giới phương Tây vẫn chưa thể khép lại.
Các vụ khủng bố có nguy cơ tiếp tục nổ ra tại bất cứ nơi đâu ở lục địa này, giống như những quả "bom hẹn giờ".
Cảnh sát Pháp trấn an người đi đường sau vụ xả súng thứ 2 tại Pari |
Italia vừa nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất. Lực lượng hiến binh nước này vừa tiến hành chiến dịch quy mô lớn và đã bắt giữ 14 nghi phạm là các phần tử phát xít mới đang lên kế hoạch mua vũ khí và tiến công các đồn cảnh sát và trụ sở cơ quan thu hồi nợ Equitalia, nhằm gây hoang mang trong xã hội.
Tình hình an ninh tại Thụy Điển và Tây Ban Nha cũng bị đẩy lên mức báo động cao, sau khi một quả bom và một bưu kiện lạ được tìm thấy tại nơi công cộng ở hai nước, khiến toàn bộ người dân quanh khu vực nguy hiểm phải sơ tán.
Còn tại Đức, báo Hình ảnh vừa dẫn nguồn tin an ninh nhận định nguy cơ khủng bố cao nhất trong hơn 40 năm qua.
Những người đứng đầu các quốc gia Mỹ, Nga, Anh, Đức, Hội đồng Bảo an LHQ cùng nhiều nhà lãnh đạo khác cũng đã lên án hành động khủng bố "hèn hạ" này và bày tỏ "kề vai sát cánh" bên người dân Pháp.
‘Hố sâu thù hận’ ngày càng sâu giữa phương Tây và Hồi giáo cực đoan
Thời gian qua, các nước thuộc Liên minh châu  (EU) tích cực tham gia liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, nhiều công dân EU sau khi cải sang đạo Hồi và tham gia các cuộc thánh chiến tại Syria và Iraq đã trở về nước, trở thành những ‘ngòi nổ’ thực hiện các cuộc khủng bố đẫm máu tại chính quê hương mình.
Cơ quan tình báo Đức cho biết, có ít nhất 550 đối tượng Hồi giáo cực đoan đã tham chiến tại Syria và Iraq. Khoảng 180 đối tượng trong số đó đã trở về Đức cùng với kỹ năng sử dụng vũ khí, bom mìn thành thạo.
Các cuộc không kích nhằm vào IS tại Syria và Iraq đều có sự tham gia của phương Tây |
Điều này thể hiện trọng vụ xả súng tại Pháp ngày 7/1 vừa qua.
Các tay súng thực hiện vụ xả súng tại Pháp đều nói tiếng Pháp chuẩn và hành động như những biệt kích Hồi giáo đã trải qua huấn luyện. Cách bắn các nạn nhân được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Các tay súng thậm chí hỏi tên từng người trước khi bắn chết họ. Chúng còn chọn thời điểm các nhà báo tại Charlie Hebdo đang họp ban đầu tuần để thực hiện hành vi hèn bẩn.