Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, trước đây, ngành Nông nghiệp của tỉnh chỉ quan tâm đến sản xuất đơn thuần (đánh giá hiệu quả chỉ dựa trên năng suất), sau đó, mới quan tâm tới lợi ích kinh tế nông nghiệp mang lại. Thời gian gần đây, ngành Nông nghiệp đặc biệt quan tâm tới lợi nhuận thu được trên 1 ha đất trồng và kinh tế nông nghiệp gắn với sản xuất sản phẩm xanh - sạch.
Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân cũng cho biết, hiện nay, ngành Nông nghiệp cần tiến hành song song hai cuộc cách mạng về nông nghiệp: Cách mạng nông nghiệp kinh tế tuần hoàn (kinh tế xanh); chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là yêu cầu bắt buộc, nếu ngành Nông nghiệp không phát triển theo hai hướng này, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường trong tương lai xa.

Ông Nguyễn Hòa Hiệp, Giám đốc kỹ thuật Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên bò sữa Việt Nam - Trang trại bò sữa Tây Ninh cho biết, sản xuất nông nghiệp xanh là xu hướng tất yếu. Hiện nay, tại Tây Ninh có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, các ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp rất đa dạng nhưng để triển khai còn khó khăn. Do đó, các giải pháp trong lĩnh vực này phải cụ thể. Đồng thời, cần có vai trò dẫn dắt tích cực của các sở, ngành, chính quyền địa phương, song song với việc nhân rộng mô hình sản xuất, canh tác hiệu quả.

Chia sẻ bên lề Hội thảo Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững diễn ra mới đây, Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Văn phòng thường trực Nam Bộ - Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là mô hình kinh tế không hoặc rất ít chất thải, giảm thiểu đến mức không còn tác động tiêu cực đến môi trường, đầu ra của ngành này là đầu vào của ngành khác. Tây Ninh có nhiều cơ hội để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Tỉnh có vùng nguyên liệu lớn từ sản xuất và trồng trọt, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm có thể sử dụng phục vụ các ngành khác, điển hình như, sản xuất cây dứa, cây sắn, cây mía… Những phế, phụ phẩm từ các sản phầm này là nguồn thức ăn có giá trị tương đối lớn trong chăn nuôi.

Tỉnh có lượng đàn gia súc khá lớn, chất thải từ vật nuôi có thể cho ra sản phẩm phân hữu cơ, đáp ứng nhu cầu trồng trọt theo hướng hữu cơ. Tây Ninh là một trong những địa phương phát triển du lịch mạnh trong những năm gần đây, do đó các sản phẩm được tạo ra từ nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn có thể cung cấp cho du khách khi đến tỉnh Tây Ninh thời gian tới.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thoại Nam, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ tiên tiến liên ngành, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để thực hiện chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh, công tác số hóa các hoạt động quản lý là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý các số liệu liên quan đến sản xuất chủ yếu được thực hiện thủ công, do đó, số liệu thường bị phân mảnh, không tập trung, dẫn đến chưa đánh giá tổng thể và trực quan về ngành Nông nghiệp của địa phương. Khi có biến động, thay đổi về diện tích và thông tin sản xuất sẽ rất khó cập nhật, quản lý...

Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thoại Nam, chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Tây Ninh còn nhiều tiềm năng, có thể mang lại những giá trị và hướng phát triển vượt bậc cho địa phương. Tỉnh cần xây dựng cơ sở dữ liệu một cách thiết thực và hiệu quả cho việc quản lý, đặc biệt ngành Nông nghiệp phải xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung ở cấp tỉnh.

Tây Ninh cần tận dụng chuyển đổi số để ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng như tạo sinh kế và hướng phát triển bền vững.

Để đạt được điều đó, tỉnh cần đẩy mạnh triển khai các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ trong kinh tế tuần hoàn. Tây Ninh cần xây dựng đội ngũ tiếp nhận và vận hành chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đồng thời đầu tư xây dựng mô hình điển hình để doanh nghiệp và nông dân thấy hiệu quả của chuyển đổi số đối với ngành Nông nghiệp.

Hệ thống thông tin nông nghiệp tỉnh Tây Ninh cần được xây dựng trên nền tảng bản đồ số phục vụ đa đối tượng.

Người sản xuất là nông hộ, có thể dựa trên thông tin của bản đồ số tìm hiểu đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, loại nông sản phù hợp kết hợp thông tin con giống, cây giống, vật tư, nguyên vật liệu, quy trình sản xuất… từ đó tính toán phương án sản xuất, lợi nhuận, hiệu quả đầu tư. Các đơn vị thu mua, kinh doanh nông sản dựa trên diện tích sản xuất, năng suất, sản lượng, mùa vụ để có phương án thu mua, tiêu thụ phù hợp.

Đối với Nhà nước, hệ thống thông tin cung cấp thông tin vị trí, diện tích sản xuất, sản lượng, mùa vụ kết hợp với các phép phân tích về không gian địa lý giúp giải được bài toán quy hoạch điểm kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhà nước sẽ dựa vào việc phân tích thông tin để có được phương án quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp như đầu tư công trình giao thông, thủy lợi, công nghệ...

Ông Nguyễn Đinh Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, giai đoạn từ 2019 - 2025, tỉnh triển khai nhiều Chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hỗ trợ 14 dự án (5 dự án trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao, 8 dự án trồng cây ăn trái thực hành nông nghiệp tốt, dự án chăn nuôi bò thịt thực giải thành nông nghiệp tốt) với diện tích 233,7ha, kinh phí hỗ trợ hơn 5,7 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỉnh hỗ trợ được 10 dự án (4 dự án liên tính kết chăn nuôi bò, 4 dự án liên kết trồng lúa, dự án liên kết trồng nấm và dự án nuôi cá quả), tổng kinh phí hơn 9,3 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản, tỉnh tiếp nhận, đang xử lý hồ sơ của 21 cơ sở trồng trọt, diện tích 97,8 ha, 3 cơ sở chăn nuôi và một cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tây ninh nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, đổi mới và phát triển hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, phát triển dịch vụ và ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, phát triển bền vững.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.