Người già cô đơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Người già cô đơn đang trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại trong những năm gần đây. Với nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, không ít người lớn tuổi rơi vào xế chiều cô quạnh, thiếu thốn tình cảm từ gia đình, xã hội và chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Nỗi cô đơn của người già

Bà Trần Thị Sen, 79 tuổi, đang sống cùng con cháu tại căn nhà ở Củ Chi. Chồng bà đã mất cách đây 10 năm, con cái không yên tâm khi thấy mẹ lớn tuổi lại sống một mình nên gia đình con trai út quyết định chuyển về sống chung, ngôi nhà bớt vắng vẻ. Tuy nhiên, bà Sen cảm thấy “Hai vợ chồng nó đi làm từ sáng tới tối muộn mới về xong tắm rửa rồi đi ngủ, chỉ có ngày chủ nhật thì cả nhà mới tập trung ăn uống đông đủ với nhau bữa cơm trưa”. Dù không nói ra nhưng cha mẹ càng lớn càng cần những quan tâm, bầu bạn hay những lời hỏi han, chia sẻ từ con cái.

Người già cô đơn ảnh 1

Bà Sen mừng rơi nước mắt khi em gái ở quê đến thăm.

Tuổi già vốn đã cô đơn, sự nhớ nhung những đứa con “bé bỏng” là cảm giác thường trực của đấng sinh thành. Cuộc sống ngoài kia có lắm bộn bề vất vả, người trẻ lao vào công danh sự nghiệp rồi xây dựng một mái ấm trọn vẹn là niềm tự hào và hạnh phúc của vô bờ của những người làm cha làm mẹ. Liệu có bao giờ giật mình giữa đêm khuya, ngồi nhìn bầu trời vắng lặng ở một phương xa nào đó, người trẻ thảng thốt nhớ câu “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày…” hay không? Và câu chuyện ngắn của ông Nguyễn Văn Dương, 67 tuổi, ở Ngụ Phú Nhuận sẽ làm nhiều người ngẫm nghĩ.

Vợ ông bị tai biến nằm liệt giường 4 năm nay, ông bà có hai con trai đều đang sống và làm việc ở Úc. Mấy năm nay, ông dành thời gian chăm sóc bà, lúc rảnh thì ngồi coi tivi, đi ra đi vào nhìn điện thoại xem con cháu có gọi về hỏi thăm không. Cả đời ông bà làm ăn lo cho con cái, khi lớn lên thì chúng bay xa, vài năm về thăm ba mẹ một lần, về được một thời gian ngắn lại phải đi. Căn nhà lại im bặt tiếng cười đùa. “Đành rằng con cái có cuộc sống, công việc của chúng nhưng nỗi nhớ và trông ngóng của bậc làm cha làm mẹ lắm lúc khiến chúng tôi rất cô đơn”, ông tâm sự.

Càng già, người ta càng yếu đuối, dễ mủi lòng, dễ nổi giận như một đứa trẻ, cộng thêm những cô đơn, buồn tủi khi vắng hơi vắng tiếng con tiếng cháu làm những mái đầu bạc dễ suy nghĩ vẩn vơ mà buồn lòng và cảm thấy mất mát trào dâng. Vợ ông Trần Văn Tín, 81 tuổi, ở Hóc Môn mất cách đây 3 năm, con cái tha phương làm ăn, chỉ về nhà vào mỗi dịp lễ, tết. Mỗi ngày của ông lặng lẽ trôi qua với chiếc tivi, mấy chậu cây cảnh và vài tờ báo cũ. Hàng xóm thấy ông một mình nên thi thoảng qua nấu giúp ông bát canh, kho nồi cá, nhưng bấy nhiêu sao khỏa lấp được nỗi cô đơn tuổi già.

“Nhiều khi tui muốn chết cho xong một kiếp người, chứ sống vầy tui buồn tủi quá. Đêm nằm không dám ngủ, sợ con cái về thăm gọi cửa mình không nghe tụi nhỏ đợi tội nghiệp”, ông thổ lộ. Ông cũng vài lần nghĩ rằng sẽ vào Viện dưỡng lão để có những người trò chuyện, lại được chăm sóc y tế tốt hơn nhưng “mỗi tháng mười mấy triệu bạc, tui không có đã đành, con cái cũng kiếm cơm từng bữa, có đâu mà vào đó được”.

Người già cô đơn ảnh 2

Cụ ông trong viện dưỡng lão ngồi vẽ lại bức tranh của cháu.

Khác biệt thế hệ

Trở về nhà sau một ngày dài làm việc, chị Trần Thu Uyên, 36 tuổi, đang làm nhân viên văn phòng tay xách nách mang các đồ nguyên liệu sau khi ghé chợ mua vội để cùng mẹ nấu buổi tối cho gia đình. Vừa dựng xong chiếc xe máy, chị bị mẹ mắng xối xả vì hôm nay có nhiều đơn hàng do shiper chuyển đến. Mẹ chị, Bà Sang, 65 tuổi, đang sống cùng vợ chồng chị tại quận 3 cằn nhằn “muốn mua gì thì cứ ra chợ mà mua, thích món gì lựa món đó, hà cớ gì cứ mua trên mạng, vừa không được chọn và nhiều khi nhận về không ưng ý lại bỏ thì hoang phí”.

“Em biết suy nghĩ thời của Mẹ khác, mỗi thời có một cách sống, môi trường xã hội khác nhau. Mẹ có la mắng thì cũng chỉ vì lo cho em, thế nhưng có những mâu thuẫn trong quá trình sống chung chỉ có người trong cuộc mới hiểu, lắm lúc khiến vợ chồng em ức chế và ngột ngạt…”, chị Uyên trải lòng.

Trẻ cậy cha, già cậy con là lẽ thường trong cuộc sống và đó cũng là đạo lý ngàn đời nay của dân tộc Việt. Dẫu biết ở ngoài kia vẫn thường xảy ra những câu chuyện con cái thờ ơ với cha mẹ, bất kính với công lao dưỡng dục, công đức sinh thành nhưng đó không phải là tất cả. Con cái đôi khi vì cuống cuồng nương theo cuộc sống vội vàng, hối hả mà vô tình thờ ơ, lạnh nhạt làm cha mẹ buồn lòng. Như gia đình chị Võ Thu Thủy, 40 tuổi, ở TP.Thủ Đức vừa trải qua một đợt “sóng gió” khi mẹ và chị không nói chuyện với nhau suốt 20 ngày vì những hiểu lầm không đáng có trong cuộc sống.

Mẹ chị 70 tuổi, cha mất khi chị mới 16 tuổi nên một mình bà nuôi dạy hai con gái trưởng thành. Có lẽ sau những nỗi cơ cực, mất mát khiến bà nên khó tính, hay cáu kỉnh. Vì chị Trang bán hàng qua mạng nên hầu như lúc nào cũng cầm điện thoại, kể cả lúc ăn cơm với gia đình. Có lần, mẹ chị hỏi chuyện nhưng do mãi nhắn tin với khách hàng nên chị quên trả lời. Vậy là bà tự ái, cho rằng vì nuôi mẹ nên chị có thái độ coi thường. Sau lần đó bà bỏ ăn, giận và không nói chuyện với chị Thủy gần một tháng. Chị năn nỉ không được đành nhờ tới họ hàng ở quê nói giúp một tiếng thì bà mới nguôi ngoai.

Ông bà thường thương cháu vô bờ bến hoặc do những khoảng cách thế hệ nên có nhiều khác biệt trong cách nuôi dạy trẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh thời hiện đại cảm thấy lo lắng bởi hai chữ nuông chiều. Ba mẹ anh Trần Nhật Khánh, ngụ Tân Phú chỉ có mình anh nên khi lấy vợ, anh thống nhất từ đầu là sẽ sống cùng thân mẫu. Mọi việc không có gì đáng nói cho đến khi hai đứa con của vợ chồng anh ra đời, tình cảm của ông bà dành cho cháu và sự khác biệt về cách dạy dỗ khiến không ít lần xảy ra mâu thuẫn giữa hai thế hệ. “Có lần đứa con trai nhỏ 5 tuổi của anh bướng bỉnh ném cả chén cơm xuống đất vì không được ăn món mình thích, anh bắt con phải nhặt lại bát cơm, sau đó cho vào phòng để phạt. Anh tính sau khi ăn cơm sẽ giảng giải cho con hiểu và không để con hành động như vậy lần nào nữa. Thế nhưng, chỉ một lát sau, ông bà vội mang cơm lên cho cháu và dỗ dành, đồng thời mắng vợ chồng anh vì đã nghiêm khắc với con”, chuyện này nhiều lần khiến anh đau đầu suy nghĩ về cách nuôi dạy con cái…?!

Người già cô đơn ảnh 3

Người cao tuổi thường cô đơn và thú cưng là bạn đồng hành.

Càng già càng cô đơn

Theo ông Phạm Chánh Trung – Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Tại TP.HCM, người cao tuổi đang tăng rất nhanh về số lượng, bắt đầu từ năm 2017. Nhóm người cao tuổi này đang chịu tác động sâu sắc của mức sinh thấp, tốc độ già hóa dân số nhanh.

Theo số liệu cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an, số người trên 60 tuổi ở TP.HCM là 1.338.680 người, chiếm tỷ lệ 12.24% trên tổng dân số. Trong đó, đứng đầu là TP.Thủ Đức với 127.019 người, tiếp đó là quận Bình Thạnh với 95.352 người, quận 12 là 90.731 người, quận Gò Vấp 77.732 người, quận 8 76.819 người, quận Tân Bình 68.782 người. Hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ có số lượng người cao tuổi lần lượt là 17.782 và 9.924 người. Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM tuổi thọ trung bình của dân số năm 2023 là 76,3 tuổi, trong đó nam 73,9 tuổi và nữ 79,2 tuổi.

Theo ông Trung, mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình không ngừng được nâng cao là nguyên nhân khiến TP có tốc độ già hóa dân số nhanh.

Già hóa dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng khiến cho môi trường sống của những người lớn tuổi trở nên xa cách và thiếu sự gắn kết xã hội. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và xã hội. Nhiều gia đình trẻ di chuyển ra khỏi nhà của cha mẹ để tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn, để lại những người lớn tuổi phải sống một mình. Hơn nữa, áp lực công việc và thời gian làm việc bận rộn khiến con cháu ít có thời gian chăm sóc và tương tác với người lớn. Trong khi đó, những người trẻ ngày càng tiếp cận với công nghệ, dẫn đến sự xa cách giữa các thế hệ.

Tiến sĩ Tâm lý Lý Thị Mai cho biết: “Khi nói đến người cao tuổi, người ta thường nói đến cái tuổi được sum vầy bên con cháu nhưng khi về già, họ cũng có những nỗi cô đơn riêng mà không phải ai cũng hiểu. Nhiều người do không muốn làm phiền con cháu hay bất kỳ ai nên đã lựa chọn xu hướng sống một mình khi về già, học cách chấp nhận với sự cô đơn ở tuổi xế chiều.

Chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh người già cô đơn, quanh quẩn với 4 bức tường trong chính ngôi nhà của mình. Sự cô đơn kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người già. Những người lớn tuổi cô đơn thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu và cảm thấy bị bỏ rơi. Điều này có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe tổng thể, thậm chí tăng nguy cơ tử vong sớm do thiếu sự hỗ trợ tinh thần”.

Nhiều số liệu cho thấy đây là một vấn đề đáng lo ngại, khoảng 30-35% người cao tuổi đang phải đối diện với các vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu và cô đơn, đặc biệt là những người sống một mình​. Sự cô lập xã hội và thiếu tương tác thường xuyên với gia đình và bạn bè khiến nhiều người cao tuổi cảm thấy lẻ loi, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần.

Theo thống kê, số lượng người già sống một mình hoặc trong các nhà dưỡng lão tại thành phố ngày càng gia tăng. Nhiều người lớn tuổi không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, dẫn đến những khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cá nhân hay xử lý các tình huống khẩn cấp.

Người già cô đơn không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề xã hội, đòi hỏi sự chung tay từ cả gia đình và cộng đồng. Việc tăng cường hỗ trợ từ phía chính quyền, các tổ chức xã hội và gia đình sẽ giúp người lớn tuổi cảm thấy được quan tâm, yêu thương và giảm bớt nỗi cô đơn trong cuộc sống.

“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.