Xu hướng ‘thời vụ hóa’ lực lượng lao động ở Ấn Độ

(Ngày Nay) - Ở tuổi 19, Dinesh Manjhi đã chèo chống cả một gia đình gồm có người mẹ 55 tuổi và ba em nhỏ. Nhưng tuổi thơ của Dinesh kết thúc từ năm 12 tuổi, khi người cha đưa cậu tới một nông trại ở tỉnh Punjab cách quê nhà Bihar đến 1.500 km để làm lao động thời vụ. Có thêm cậu con trai giúp sức, ông kiếm được nhiều tiền hơn để mang về cho gia đình sau mỗi vụ thu hoạch.
Xu hướng ‘thời vụ hóa’ lực lượng lao động ở Ấn Độ

Năm 2013, cha của Manjhi mất vì bạo bệnh. Chi phí đám tang đặt thêm lên vai cậu một món nợ khổng lồ. Cậu thanh niên lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền. Khi hết việc để làm thuê ở Punjab, cậu lại tới thành phố Muzaffarpur để làm phụ hồ. Công việc này chỉ mang lại cho cậu khoảng 150 rupee, tức là chưa đầy 2,5 USD mỗi ngày. Nhưng như vậy cũng đã hơn rất nhiều so với thu nhập của công việc làm nông thời vụ nơi quê nhà Dumri.

Câu chuyện của Manjhi là một góc nhỏ trong bức tranh lao động tự do ở Ấn Độ. Nhà xã hội học người Hà Lan Jan Breman đã gọi họ là “những người săn bắn hái lượm thù lao” trong thời hiện đại.

Xu hướng ‘thời vụ hóa’ lực lượng lao động ở Ấn Độ ảnh 1

Không chỉ lao động giản đơn, mà ngay cả lao động trình độ cao ở Ấn Độ cũng đang đứng trước tình cảnh bấp bênh do không có việc làm ổn định. Tháng 8 năm 2017, một bản tin thời sự của kênh phát thanh quốc gia All India Radio đã không thể lên sóng do các biên tập viên khoán việc quyết định đình công, không tới nơi làm việc. Đây là những người lao động được trả lương không cố định theo ngày, có số ngày công làm việc trong tháng rất ít, và thường xuyên bị nợ lương. “Chúng tôi có trình độ nhưng không có lấy một việc làm ổn định”, một biên tập viên trong nhóm những người đình công cho biết. “Chúng tôi vẫn cố bám trụ lấy công việc này cũng chỉ vì chúng tôi rất yêu nghề”.  

Xu hướng “tự do hóa” lực lượng lao động

Theo Báo cáo Việc làm mới nhất của Ấn Độ, chỉ có 16,5% người lao động ở nước này có lương hoặc thu nhập ổn định. Cũng theo báo cáo này, cứ 4 hộ gia đình ở Ấn Độ thì có tới 3 hộ không có thành viên nào có lương hoặc thu nhập ổn định.

Ở một khía cạnh khác, tỉ lệ lao động tự do trong lực lượng lao động Ấn Độ ở mức khá cao là 30,9%, và con số này vẫn đang tăng lên. Trong khi số lao động khoán việc và tự do ngày một nhiều, thì số lượng việc làm ổn định ngày càng bị thu hẹp. Trong hơn một thập kỷ từ năm 1999 đến năm 2010, tỉ lệ lao động khoán việc trong thị trường lao động có tổ chức tăng từ 10,5 lên 25,6% - và tỉ lệ người lao động được tuyển dụng trực tiếp đã giảm từ 68,3 xuống chỉ còn 52,4%.

Ngay cả đối với người lao động được tuyển dụng trực tiếp thì hợp đồng của họ cũng đang ngày một trở nên ngắn hạn hơn, và có rất ít hoặc gần như không có quyền lợi về an sinh xã hội. Chính điều này đã khiến ranh giới giữa lao động chính thức và phi chính thức trên thị trường lao động có tổ chức đang bị xóa nhòa.

Khu vực phi chính thức tạo ra khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội GDP của Ấn Độ. Khu vực này cũng giải quyết việc làm cho hơn 90% lực lượng lao động của đất nước này. Tổng số lao động chính thức và phi chính thức trên thị trường lao động này là 82,7%.

Xu hướng ‘thời vụ hóa’ lực lượng lao động ở Ấn Độ ảnh 2

Trong lực lượng lao động có tổng số 475 triệu người ở Ấn Độ, có khoảng 400 triệu người, tức là nhiều hơn dân số Hoa Kỳ, không có việc làm ổn định hoặc không được đảm bảo những quyền lợi như quy định trong luật lao động.

Mặc dù các chính phủ gần đây ở Ấn Độ đã hứa hẹn và cam kết sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, nhưng trên thực tế, thị trường lao động đang ngày càng trở nên bất định hơn, số lượng việc làm ít hơn và kém ổn định hơn.

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, trong khi GDP tăng trưởng 7,52% mỗi năm thì việc làm chỉ tăng trưởng ở mức 1,5%, thấp hơn mức 2% của 4 thập kỷ trước đó.

Hợp đồng lao động với các điều khoản chính thức và trách nhiệm pháp lý (dù chỉ trên giấy tờ) đang ngày càng trở nên hiếm hoi: Có khoảng 93% người lao động tự do và 68,4% người lao động khoán việc không có hợp đồng lao động. Ngay cả đối với những người lao động hưởng thù lao chính thức, có tới 66% đang làm việc mà không có một bản hợp đồng giấy trắng mực đen.

Có thể thấy một xu hướng phi chính thức hóa, tự do hóa lực lượng lao động đang diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. Đây là những người lao động không hề có phúc lợi và an sinh xã hội, cũng như không được đảm bảo những quyền lợi của người lao động như trợ cấp thai sản, nghỉ phép, nghỉ ốm, tham gia công đoàn và tiền lương làm thêm giờ… Tất cả những quyền lợi này đã bị xói mòn trong những năm qua sau những lần cải cách quy định về lao động.

Hậu quả của quá trình tự do hóa lực lượng lao động này ảnh hưởng nặng nề đến những bộ phận người lao động yếu thế nhất trong xã hội. Những lao động thuộc tầng lớp thấp hoặc thuộc tộc thiểu số (giai tầng SC và CT) hoặc lao động người Hồi giáo ở cả vùng nông thôn và thành thị thường phải làm công việc lao động tự do nhiều hơn. Trong đó, người Hồi giáo chịu thiệt thòi nhiều nhất, đặc biệt là người Hồi giáo ở thành thị. Từ năm 2004 đến năm 2012, tỉ lệ người lao động tự do thuộc giai tầng SC và CT cũng đã tăng lên đáng kể.

Theo nhận định của Giáo sư G. Vijay thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Hyderabad, tự do hóa lực lượng lao động cũng chính là đánh vào những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động. Khi xu hướng tự do hóa lao động diễn ra, đối tượng người lao đông yếu thế bị đẩy vào tình thế khó có thể phản kháng và buộc phải chấp nhận những điều kiện lao động bất lợi mà quá trình này đem lại. Một khi thực tế này không được ghi nhận và giải quyết từ gốc rễ, thì Manjhi cùng hàng triệu lao động như câu sẽ tiếp tục phải ngược xuôi tha hương kiếm sống với những công việc không ổn định và một tương lai vô định.

Phản ứng gay gắt từ Công đoàn

Trong lúc này, chính phủ Ấn Độ tiếp tục có những động thái tự do hóa sâu hơn nữa lực lượng lao động của nước này. Đầu năm nay, Bộ Lao động và Việc làm Ấn Độ đưa ra dự thảo một loạt quy định mới, trong đó phổ biến hình thức lao động khoán việc có thời hạn ra khắp các ngành nghề. Theo những quy định được đề xuất, người sử dụng lao động có thể sa thải các lao động khoán việc mà không cần thông báo trước, cũng như không cần trợ cấp gì cho những nhân công bị sai thải này.

Xu hướng ‘thời vụ hóa’ lực lượng lao động ở Ấn Độ ảnh 3

Những quy định này, cũng như hàng loạt động thái khác nhằm tự do hóa lực lượng lao động, đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nghiệp đoàn lao động. Trung tâm Công đoàn Ấn Độ - CITU đã gửi một bức thư tới Bộ Lao động, đề nghị cơ quan này bãi bỏ đề xuất nó trên.

“Có phải mọi việc làm trong mọi ngành nghề đã trở thành việc làm ‘thời vụ’ rồi hay không?”, lá thư đặt ra câu hỏi. “Đề xuất mới của Bộ Lao động là một biện pháp hoàn toàn không đứng về phía người lao động, và được thiết kế nhằm thời vụ hóa và tụ do hóa lực lượng lao động để bảo vệ lợi ích cho giới chủ”.

CITU khẳng định, các đề xuất của chính phủ nếu được thực hiện sẽ dẫn đến việc lực lượng lao động ổn định trong các ngành nghề dần dần được thay thế bằng lao động thời vụ vốn không được hưởng quyền lợi thông thường của người lao động.

Cuộc chiến chống thời vụ hóa và tự do hóa lực lượng lao động vẫn đang là cuộc chiến giằng co giữa nghiệp đoàn và người sử dụng lao động - những người mong muốn có được sự linh hoạt hơn trong công tác tuyển dụng. Đại diện Chính phủ Ấn Độ cũng phát biểu rằng, ý tưởng đằng sau việc phổ biến hình thức hợp đồng lao động khoán việc ra các ngành nghề là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài.

Tuy nhiên, những người lao động cho rằng chủ trương này đã đẩy hết phần khó khăn và rủi ro về phía họ. “Chủ trương này sẽ chỉ khiến điều kiện làm việc của công nhân trở nên bấp bênh hơn, do giới chủ không cần phải có nghĩa vụ gì đối với họ. Họ sẽ thoải mái tuyển dụng và sa thải”, Chủ tịch CITU K Hemalata cho biết. “Người lao động sẽ không còn được hưởng cơ hội việc làm ổn định và quyền lợi an sinh xã hội”.

Nghiệp đoàn Ấn Độ CITU cũng bác bỏ lập luận cho rằng đề xuất của chính phủ sẽ kích thích tạo ra việc làm mới. Bà Hemalata cho rằng số lượng việc làm mới sẽ phụ thuộc vào sức tiêu thụ của nền kinh tế. Nếu việc làm mới được tạo ra nhưng sức mua của người lao động không tăng, thì việc làm đó không phải việc làm tử tế.

Cùng chung quan điểm với nghiệp đoàn Ấn Độ, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO trong một báo cáo năm 2015 đã khẳng định việc xâm phạm vào quyền lợi của người lao động không phải cách đúng đắn để tạo ra việc làm mới. ILO cũng đưa ra một ước tính đáng lo ngại rằng cho tới năm 2019, sẽ có tới 77% người lao động Ấn Độ phải chấp nhận một việc làm không tử tế.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.