Xúc tiến điểm đến, liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế

(Ngày Nay) -  Chiều 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá và kết nối du lịch Huế 2024.
Xúc tiến điểm đến, liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế ảnh 1
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình, sau thời gian bị ảnh hưởng của COVID-19, ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã có những bước phát triển phục hồi quan trọng, lượng khách du lịch đến địa phương tăng trưởng dần qua các năm. Tỉnh có nhiều tài nguyên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống thiết chế văn hóa phong phú; tuy nhiên chưa có thiết chế văn hóa xứng tầm, đẳng cấp do chưa thu hút được nhà đầu tư lớn. Ngoài ra, hạ tầng phân khúc du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng khá tốt nhưng nhìn chung hạ tầng du lịch của tỉnh còn yếu… Địa phương mong muốn các chuyên gia, đơn vị đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong việc thu hút khách du lịch đến Huế, góp phần phát triển ngành du lịch theo hướng xanh và bền vững.

Xúc tiến điểm đến, liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế ảnh 2
Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục Trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng, tỉnh cần tập trung nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, gắn với thế mạnh về bản sắc văn hóa, di sản của địa phương; tăng cường phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch “Huế - kinh đô văn hóa - di sản” thông qua việc quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh gắn với các địa phương di sản miền Trung. Tỉnh nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mới như du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch thể thao, hội nghị... Cùng với đó, phục hồi và phát triển các đặc sản gắn với nghề truyền thống của địa phương; thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thông minh trong lĩnh vực du lịch; phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Tỉnh tăng cường quản lý điểm đến du lịch, hoàn thiện và phát huy hiệu quả các chính sách phát triển du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động liên kết phát triển du lịch, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Tại hội nghị, các chuyên gia về du lịch, doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành trong cả nước đã tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến môi trường du lịch, điểm đến, hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ.. để du lịch Huế phát huy tiềm năng thế mạnh phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như định hướng phát triển chung của tỉnh. Thừa Thiên - Huế đăng cái tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025, Hội nghị lần này sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp du lịch chủ động cùng chung tay với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xúc tiến điểm đến, liên kết phát triển du lịch địa phương.

Xúc tiến điểm đến, liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế ảnh 3
Khách du lịch tham quan Cố đô Huế. Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế có sự tăng trưởng trên tất cả các chỉ tiêu. Năm 2022, tổng lượt khách du lịch đạt hơn 2 triệu lượt khách (trong đó, có hơn 260.000 lượt khách quốc tế); doanh thu du lịch đạt hơn 4.500 tỷ đồng. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 3,2 triệu lượt khách (có 1,2 triệu lượt khách quốc tế), doanh thu từ du lịch đạt 7.000 tỷ đồng. Tám tháng của năm 2024, lượng khách đến Huế ước đạt hơn 2,7 triệu lượt (khách quốc tế ước đạt 931.801 lượt). Khách lưu trú ước đạt gần 1,4 triệu; doanh thu từ du lịch ước đạt gần 6.000 tỷ đồng. Hiện nay, Top 10 thị trường dẫn đầu du khách đến Thừa Thiên - Huế gồm: Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Pháp, Anh, Australia, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.