Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết

(Ngày Nay) - Mâm ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho thành quả của gia chủ làm ăn vất vả cả năm và ước muốn của gia chủ cho năm mới xuân về. Trải qua thời gian với nhiều biến đổi của văn hoá xã hội, tập tục này vẫn luôn được lưu truyền trong từng gia đình Việt bởi ý nghĩa tốt đẹp của nó.

Ý nghĩa nhân văn của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả là mâm bày năm loại quả với năm màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng với những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).

Từ Bắc vào Nam, các loại quả dùng để bày trên mâm ngũ quả đa dạng, với những biểu tượng về điều cầu ước của từng gia đình. Mâm ngũ quả truyền thống thường có những loại quả như: Chuối - Tượng trưng cho gia đình sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và chở che; Phật thủ - Bàn tay phật che chở cho cả gia đình; Bưởi - Cầu ước sự an khang, thịnh vượng; Thanh long - Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc; Đu đủ - Thịnh vượng, đủ đầy.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 1

Mâm ngũ quả có thể được chọn lựa theo 2 miền.

Nét đặc trưng mâm ngũ quả của từng vùng miền

Ở mỗi vùng miền trong cả nước, người dân lại có phong tục chọn các loại quả và bài trí mâm khác nhau tuỳ thuộc vào khí hậu, sản vật và quan niệm từng vùng.

Các loại quả không thể thiếu khi bày mâm ngũ quả miền Bắc có thể kể đến chuối, bưởi, cam, quất, đào, hồng, táo, lựu… Cách trình bày truyền thống thường phải theo ngũ hành, trước hết là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng…sẽ xếp xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp khá tinh tế và chi tiết giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 2

Mâm ngũ quả của người miền Bắc.

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn bày thêm quả thơm (dứa) để cầu ước cho một năm con cháu đầy nhà, hay cầu ước nhiều may mắn với một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng. Về cách bài trí, mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau nhưng cũng chỉ cần ước muốn được “đủ” mà thôi.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 3

Nếu mâm ngũ quả hai miền Nam Bắc có sự khác biệt thì mâm ngũ quả miền Trung lại có sự giao thoa của hai vùng miền này. Các loại quả thường được bày rất đa dạng phong phú, bao gồm: chuối, bưởi, xoài, dưa hấu, cam, táo, nho, sung, dứa, mãng cầu. Cách bày cũng đơn giản theo hình thức quả to và nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ hơn được chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống. Nhiều gia đình còn cài xen kẽ những bông hoa cúc vàng tươi vào mâm ngũ quả để cho đẹp mắt hơn.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 4

Mâm ngũ quả của người miền Trung.

Trái chanh leo – sắc vàng tươi rực rỡ mang theo nhiều tài lộc

Với nhịp sống hiện đại, giờ đây mâm ngũ quả không chỉ có những loại quả truyền thống mà gia chủ đã có nhiều lựa chọn đa dạng hơn trong khi vẫn đảm bảo lưu giữ những ý nghĩa tập tục phù hợp với chủ nhà. Một trong những loại trái cây được ưa chuộng trong ngày Tết gần đây chính là quả chanh leo với  giá trị tâm linh không phải ai cũng biết đến: màu vàng tươi rói tượng trưng cho tài lộc, ngoài ra cũng lành tính và không kị tuổi nào. Những hạt chanh leo màu vàng thơm mát trào ra giống như những hạt vàng kết hợp cùng màu hồng may mắn đem lại cảm giác sung túc, no đủ.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 5

Bên cạnh hình thức đẹp để đặt lên mâm ngũ quả ngày Tết, đây cũng là sản phẩm trái cây có giá trị dinh dưỡng cao để bồi bổ sức khoẻ của bạn. Dù xuân tới không phải mùa chanh leo, nhưng người tiêu dùng có thể cân nhắc sự lựa chọn thay thế hoàn hảo khác - chính là sản phẩm nước ép trái cây Pushmax Chanh Leo.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả cổ truyền ngày Tết ảnh 6

Sản phẩm được chiết xuất từ cốt chanh leo tươi với hàm lượng Vitamin C vượt trội, Pushmax chanh leo mang đến hương vị tự nhiên, đặc trưng của trái chanh leo, giúp giải nhiệt, đẹp da và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Màu hồng tím trên bao bì gợi tả màu vỏ quả chanh leo, đồng thời cũng là màu của sự tài lộc, may mắn. Tết này, Pushmax Chanh Leo với bao bì ấn tượng  cùng giá trị dinh dưỡng chính là món quà sẽ đem “lộc theo về nhà" cho bạn. 

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.