Bí thư Đà Nẵng: HĐND thành phố họp trong tình trạng 'chưa có tiền lệ'

(Ngày Nay) - Lần đầu tiên phát biểu tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa kêu gọi cán bộ "đoàn kết, đồng thuận".
Bí thư Đà Nẵng: HĐND thành phố họp trong tình trạng 'chưa có tiền lệ'

Sáng 5/12, kỳ họp thứ 6 HĐND TP Đà Nẵng đã khai mạc dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Nho Trung - Phó chủ tịch HĐND thành phố.

Hơn mười ngày trước, ông Nguyễn Xuân Anh bị bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, do đã bị kỷ luật cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa phát biểu tại kỳ họp với tư cách khách mời. Đây là lần đầu tiên ông Nghĩa tham dự kỳ họp HĐND TP sau gần hai tháng giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông nói kỳ họp diễn ra trong bối cảnh thành phố vừa đăng cai tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC và đang tập trung xử lý, khắc phục một số sai phạm, khuyết điểm của công tác chỉ đạo, điều hành mà Trung ương đã chỉ ra.

"Niềm vui và tự hào đan xen với những dằn vặt, trăn trở thôi thúc cho mỗi người chúng ta cần phải chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện tốt nhất chức trách, nhiệm vụ của mình, xứng đáng với sự kỳ vọng và niềm tin của nhân dân", ông nói.

Bí thư Đà Nẵng: HĐND thành phố họp trong tình trạng 'chưa có tiền lệ' ảnh 1Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa

Đánh giá cao việc thành phố tiếp tục dẫn đầu cả nước về các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Bí thư Đà Nẵng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; tình trạng xây dựng công trình không phép, sai phép vẫn xảy ra; tội phạm còn diễn biến phức tạp;...

Ông Trương Quang Nghĩa nhìn nhận việc điều hành HĐND thành phố cần có chế độ làm việc phù hợp, vì "đang trong tình trạng chưa có tiền lệ là Chủ tịch HĐND thành phố bị bãi nhiệm", trong khi chưa có nhân sự đảm bảo điều kiện để bầu thay thế nên phải phân công Phó chủ tịch phụ trách.

Qua sự việc Trung ương kiểm tra, kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy và các cá nhân liên quan, ông Nghĩa đề nghị thường trực HĐND và UBND TP Đà Nẵng tập trung ổn định tư tưởng và tổ chức, tránh tình trạng e ngại, giữ mình, phải "đoàn kết, đồng thuận, lấy hiệu quả công việc làm thước đo cho nỗ lực cống hiến".

"Cán bộ trình độ cao hơn nhưng công việc vẫn chậm"

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đề nghị các đại biểu HĐND thành phố xem xét, đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, chưa được và làm rõ vì sao những năm gần đây số lượng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố tăng vượt chỉ tiêu được quy định.

Ông đánh giá, số người có trình độ đại học, sau đại học được tuyển ngày càng nhiều; thủ tục hành chính ngày càng được cắt giảm; việc sử dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ cập; song tiến độ công việc vẫn chậm, hiệu quả chưa cao.

"Đây phải chăng là bất cập trong sắp xếp tổ chức, bộ máy, hay do phân công, phân cấp, phân quyền, trách nhiệm cá nhân không rõ ràng; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm?", Bí thư Đà Nẵng đặt câu hỏi và đề nghị các vị đại biểu đề xuất, hiến kế những giải pháp thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập.

Ông cũng yêu cầu việc quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, thu hút, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải minh bạch.

"Hình ảnh người dân dầm mưa chỉnh trang thành phố đón APEC tạo ấn tượng đẹp"

Ông Nghĩa cho rằng, hình ảnh những người dân dầm mưa khắc phục thiệt hại do bão 12, chuẩn bị đón APEC đã để lại ấn tượng đẹp cho quan khách, bạn bè quốc tế. Công chức thành phố "phải nhận thức sâu sắc và phát huy bài học về lòng dân".

Bí thư Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố tăng cường giám sát việc điều chỉnh quy hoạch của UBND thành phố liên quan đến bán đảo Sơn Trà; có giải pháp hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân...

"Làm thế nào để người dân yên tâm và biết rõ nguồn gốc thực phẩm của bữa cơm gia đình, làm thế nào để chất lượng cuộc sống người dân mỗi ngày được nâng cao,... Đặt câu hỏi như vậy là để mỗi chúng ta cần phải trăn trở và tìm lời giải đáp thấu đáo", ông nói.

Kỳ họp thứ 6 HĐND TP Đà Nẵng khóa 9 diễn ra từ ngày 5 đến 7/12. Nội dung sẽ được các đại biểu xem xét, gồm: Kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan hành chính, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế giao đối với các hội năm 2018; quy định mức hỗ trợ và nguồn kinh phí đóng BHYT cho các lực lượng dân quân thường trực, bảo vệ dân phố, đội dân phòng và công an viên ở thôn.

Theo Vnexpress
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.