Bộ trưởng Tài nguyên: 'Môi trường đã đến ngưỡng chịu đựng'

"Hàng loạt sự cố vừa qua cho thấy môi trường đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa", Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trước Quốc hội chiều 2/11.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Hàng loạt sự cố vừa qua cho thấy môi trường đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa”. Ảnh: Quochoi.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Hàng loạt sự cố vừa qua cho thấy môi trường đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa”. Ảnh: Quochoi.

Chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Trà có phần giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến đất đai, biến đổi khí hậu và đặc biệt là ô nhiễm môi trường.

“Hàng loạt sự cố vừa qua cho thấy môi trường đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa”, ông Hà nói, đồng thời khẳng định việc thay đổi cơ cấu nền kinh tế chính là giải pháp căn cơ.

Theo ông Trần Hồng Hà, trước đây, môi trường luôn là yếu tố đi sau trong quá trình phát triển kinh tế. Song, đến nay, môi trường phải đi song song hoặc đi trước, phải nằm trong từng chiến lược quy hoạch.

"Xu hướng thế giới hiện nay là kinh tế xanh, carbon thấp. Do đó, môi trường phải được đầu tư ngay từ đầu", ông nói.

Sau hàng loạt sự cố môi trường, Bộ TN&MT đã rà soát toàn bộ nguồn thải. Vừa qua, Bộ kết thúc thanh tra 137 cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ngành xả thải nhiều như khoáng sản, sản xuất giấy, dệt, nhuộm. Các con số cho thấy thời gian tới cần có biện pháp quyết liệt, nghiêm túc đặc biệt trong việc giám sát môi trường.

Liên quan đến vấn đề đất đai, người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường thừa nhận việc quản lý chưa tốt dẫn đến lãng phí, khiếu kiện nóng bỏng ở nhiều nơi. Thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành khác dành hơn 600 tỷ đồng để đo đạc, lập bản đồ địa chính

Bộ TN&MT dự kiến đề xuất thành lập Ngân hàng quỹ đất. Các hộ chưa có nhu cầu sử dụng đất, để đất hoang hoá có thể gửi vào ngân hàng này. Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục phối hợp để hoàn thiện cơ chế luật pháp cho phép tích tụ ruộng đất lớn để sản xuất.

Trước những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra như khô hạn, xâm nhập mặn, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho hay sẽ đẩy mạnh hợp tác với các nước trong lưu vực để chia sẻ tài nguyên nước; xem xét quy hoạch việc khai thác sử dụng nước theo xu hướng phải có mức giá tương thích.

Đối với việc quản lý khoáng sản, ông Trần Hồng Hà thông tin sẽ tiếp tục giảm xuất khẩu khoáng sản thô. Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng công nghệ tiên tiến, loại bỏ công nghệ lạc hậu, sản xuất dựa trên tín hiệu của thị trường.

Dự kiến, trong thời gian tới, việc khai thác các mỏ khoảng sản sẽ thông qua đấu thầu. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để thăm dò các mỏ ngoài biển đảo.

Ô nhiễm môi trường nhức nhối, lan rộng

Trước đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại sau sự cố Formosa được nhiều đại biểu đặt ra. Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) khẳng định ô nhiễm đang trở thành vấn đề nhức nhối, lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. 

Một ví dụ được ông đưa ra là nhà máy xử lý chất thải Phú Hà được đặt ngay trên thượng nguồn sông Lô chảy qua tỉnh Phú Thọ. Sau một thời gian hoạt động, công ty này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động ra cả nước mà không có ý kiến của tỉnh.

Đại biểu Thưởng cũng khẳng định việc vận chuyển chất thải nguy hại của công ty Phú Hà là không thể kiểm soát được. Trong đó, có cả chất thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Việc không kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng đổ trộm chui, đổ ven đường, gây ra hậu quả khôn lường.

Bo truong Tai nguyen: 'Moi truong da den nguong chiu dung' hinh anh 2
Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Ảnh:Quang Tiến.

“Nếu không kiểm soát được thì Phú Thọ sẽ thành bãi chứa chất thải của cả nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng triệu người ở hạ lưu sông Lô”, ông Thưởng nói. Vị đại biểu kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công ty này; không cho phép nhận chất thải của tỉnh khác, chất thải của địa phương nào thì địa phương đó xử lý. 

Chia sẻ quan điểm, đại biểu Nguyễn Nhân Chiến (Bắc Ninh) kiến nghị Chính phủ không nên nhân nhượng trong vấn đề này. “Phải đặt chỉ tiêu môi trường cao hơn, khắt khe hơn”, ông nói. 

Đề nghị mở rộng diện bồi thường

Phó bí thư thường trực tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật cho rằng sự cố do Formosa gây ra đã ảnh hưởng toàn diện đến một phạm vi rộng lớn ở biền miền Trung. Ông cũng bày tỏ sự băn khoăn với khoản bồi thường vì nếu không đủ thì "ai sẽ bù vào hay địa phương phải tự xử lý?"

Formosa cam kết không tái phạm nhưng phải phải làm rõ như thế nào; vi phạm chôn lấp chất thải như vừa rồi có phải tái phạm - ông Thuật đặt câu hỏi và cho biết cử tri mong muốn nếu chưa làm rõ vấn đề, chưa khắc phục được vi phạm thì kiên quyết chưa cho nhà máy này hoạt động. 

Bo truong Tai nguyen: 'Moi truong da den nguong chiu dung' hinh anh 3
Đại biểu Trần Công Thuật đề nghị mở rộng phạm vi bồi thường thiệt hại. Ảnh:Tiến Tuấn.

Ông Thuật cũng cho biết vừa qua Chính phủ đã khẩn trương tính toán, đền bù cho 7 nhóm đối tượng. Tuy nhiên, cử tri và người dân đề nghị Chính phủ và các bộ ngành mở rộng diện bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.

“Sự cố môi trường biển làm tan nát cả ngành du lịch tỉnh và làm các doanh nghiệp du lịch điêu đứng. Thiệt hại là rất lớn, cần có giải pháp cứu giúp các doanh nghiệp du lịch đang có nguy cơ bị phá sản”, ông Thuật nói.

Mặt khác, ông cũng mong muốn được Chính phủ xem xét bồi thường cho nhóm đối tượng là các xã, phường ngoài bảy nhóm được quy định chịu thiệt hại để bà con bớt khổ và thiệt thòi. Cần cần nhắc mức đền bù cho thoả đáng hơn và thời gian đền bù 6 tháng đã hợp lý chưa. 

“Nếu chỉ nghĩ rằng đền bù cho người dân và một vài chính sách hỗ trợ nữa là giải quyết xong hậu quả thì chưa thật thấu đáo. Cả một nền kinh tế tỉnh nhà bị tụt hậu, suy giảm, không thể khắc phục một sớm một chiều”, Phó bí thư Quảng Bình tâm tư.

Được sưởi ấm từ sự giúp đỡ của cả nước"

Theo đại biểu Trần Công Thuật, chỉ một trận lũ vừa qua, tổng thiệt hại của cả tỉnh lên tới gần 2.800 tỷ đồng - xấp xỉ với tổng thu ngân sách năm 2016 của tỉnh. 

“Đợt lũ quá lớn nhấn chìm Quảng Bình trong nước chảy xiết, cả tỉnh bị chia cắt, công trình hư hại, gần như tê liệt hoàn toàn. Tại thời điểm này người dân Quảng Bình vẫn đang chống chọi với đợt lũ tiếp theo”, ông Thuật thông tin.

Từ đó, ông kiến nghị Chính phủ dành cho Quảng Bình một gói hỗ trợ khẩn cấp giúp tỉnh gượng dậy nhằm xử lý môi trường, cứu đói, nước sinh hoạt, giống cây con qua mùa giáp hạt, giao thông, thuỷ lợi, hồ đập. 

Thay mặt người dân Quảng Bình, đại biểu Trần Công Thuật cũng gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, doanh nghiệp, người dân cả nước đã giúp đỡ Quảng Bình vượt qua hoạn nạn. “Bà con cảm động và thấy được sưởi ấm từ sự giúp đỡ ấy”, ông Thuật chia sẻ.

Theo Vnexpress
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.