Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống

Bạn sẽ không khó bắt gặp một người dân tộc thiểu số ngơ ngác trên đường phố Hà Nội! Họ vẫn mặc những bộ quần áo thổ cẩm hoặc không, sự xa lạ của con người lớn lên ở núi rừng là không thể giấu diếm.
Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống

Lý A Chống đứng ở bến xe Mỹ Đình. Trong túi Chống không có một đồng cắc. Tiền xe đi từ Mù Căng Chải xuống Hà Nội, cậu cũng không có mà trả. Chống gọi điện cho “anh Cường” (phóng viên ảnh Đỗ Mạnh Cường của Ngày Nay), người duy nhất mà Chống quen ở Hà Nội này, nhờ anh Cường ra đón và trả hộ tiền xe. Họ ngẫu nhiên quen nhau trong một lần Đỗ Mạnh Cường lên Mù Căng Chải chụp ảnh hồi năm ngoái.

Chống cũng không biết miêu tả chỗ mình đứng như thế nào, chỉ biết “em đang đứng cạnh chiếc xe màu vàng”. Làm sao tìm được “một cái xe màu vàng” ở giữa bến xe Mỹ Đình khổng lồ này, Chống không quan tâm, và cậu cũng chẳng có cách diễn đạt nào khác: chàng trai người Mông hoàn toàn mù chữ.

Lý A Chống xuống Hà Nội để đi kiếm việc làm. Nhà hết gạo, không có cả tiền mua thóc giống. Năm ngoái, thóc giống là do “anh Cường” cho. Năm nay muốn có thì phải xuống Hà Nội tìm việc làm. Chống đã xoay sở nhiều đường suốt từ ngày lấy vợ. Vì nhà ít ruộng, mỗi năm chỉ thu được 7-8 bao thóc, ăn được hơn nửa năm thì đã hết.

Những năm trước, Chống xuống huyện Mù Căng Chải đi làm thuê, đào đất cho người ta. Rồi Chống lên rừng, tìm cây táo rừng hái đem xuống bán. Bây giờ táo không hái được, việc ở huyện cũng vãn, Chống quyết định mình phải đi xuống Hà Nội, cho dù 1 chữ bẻ đôi không biết, tiếng Kinh nói cũng không sõi. Đầu tiên, cậu làm phu hồ ở Mỹ Đình. Công việc chính là buộc thép đổ bê tông. Nhưng Chống không làm nổi việc ấy. Làm công trình phải leo lên leo xuống tầng cao trong trời nắng gắt, còn mắt Chống thì rất kém bởi cậu là một người bạch tạng.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống ảnh 1

Vợ chồng Lý A Chống còn nhiều bỡ ngỡ ở Hà Nội.

Lý A Chống sinh năm 1993, đã có vợ và một đứa con 7 tuổi. Cậu lấy vợ từ tuổi 15. Ngày xưa cũng có đi học. Những người bạch tạng bẩm sinh, mắt kém tới mức có thể liệt vào dạng người khiếm thị. Không có chế độ hỗ trợ riêng, việc học với họ là một cực hình - gần như không thể tiếp thu nổi. Mặc dù thể lực vẫn tốt, nhưng thị lực kém khiến cho khả năng lao động của Chống giảm đi rất nhiều.

Bây giờ Chống được “anh Cường” xin vào làm làm việc tại một trạm trộn bê tông. Công việc hàng ngày là dậy từ 5-6h sáng, dọn vệ sinh khu trạm trộn. Mỗi tháng, Chống được trả hơn 4 triệu đồng và được nuôi ăn ở miễn phí. Thế là có tiền. Vợ chồng thoải mái hơn nhiều. Việc phù hợp với sức khỏe của Chống. Nhưng người quản lý trạm nhiều khi cũng gặp tình huống khó xử. Thỉnh thoảng có chuyên gia nước ngoài tới, cũng căn vặn về việc thuê Chống làm việc.

Người bạch tạng mặc dù có số lượng không nhỏ ở nước ta - không hề được xếp vào nhóm “người khuyết tật” mặc dù họ chắc chắn sẽ có thị lực vô cùng kém. Bây giờ thuê Chống làm việc là tạo điều kiện giúp cậu, đã bố trí việc nhẹ, nhưng cũng lời ra tiếng vào.

Chống mới bị sốt siêu virus. Vợ Chống lặn lội từ tận Mù Căng Chải xuống thăm chồng. Hảng Thị Chù hơn Chống một tuổi. Hai vợ chồng lấy nhau từ thời còn trẻ con, như đôi bạn, ríu ra ríu rít. “Ở nhà chơi với nhau quen bây giờ xuống đây cũng nhớ lắm”- Chống bảo. Vợ Chống xuống, mang cho chồng mấy viên thuốc. Thuốc đấy, là xuống trạm xá xin, rồi đem từ tận Mù Căng Chải xuống đây cho chồng.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống ảnh 2

Cháng và Chống đang hài lòng với cuộc sống trong trạm trộn bê tông, trong “căn phòng”, container bên cạnh máy trộn.

Người Mông kì thị người bạch tạng. Thật ra, trong cộng đồng người Mông, khi kết hôn cận huyết vẫn còn phổ biến cho đến thế hệ trước, thì người bạch tạng không phải là một tình trạng hiếm gặp. Nhưng người Kinh thì có. Chống thỉnh thoảng vẫn gặp những người trêu nghẹo. “Gặp ai mà trêu mình thì mình không biết nói gì đâu”- Chống kể- “Chỉ gặp ai quý mình mình mới nói chuyện thôi”.

Cháu ruột của Chống là Lý A Cháng mới xuống Hà Nội, cũng xin vào cùng trạm trộn bê tông của chú để làm. Hai chú cháu cùng làm việc dọn vệ sinh. Cháng ngày xưa cũng đi học đến tận cấp 2, nhưng bây giờ chữ đã rơi sạch khỏi đầu.

Hai chú cháu cứ quanh quẩn trong cái trạm trộn bê tông, không ra đường. Sợ bị lừa, vì chẳng biết gì về cái thành phố này, tiếng cũng nói không sõi: Chống nói tiếng Kinh tốt hơn, còn Cháng thì phải nói thật chậm mới nghe được.

Ngày trước, cũng giống Chống, Cháng phải rời bản đi làm thuê. Những nhà ít ruộng ở bản phải tìm đường đi làm thuê hết. Rừng bây giờ đã có hàng rào, không còn là nơi đi vào tự do kiếm quả táo Mèo như trước nữa. Tiền giống má, phân bón, mỡ mắm thì đắt đỏ hơn mà ruộng thì vẫn chỉ có thế. Cháng đi làm cho các mỏ quặng mỏ vàng. Yên Bái xưa nay vẫn là “đất vàng” cho các mỏ thổ phỉ, từ than đến vàng. Những người dân tộc thiểu số hẳn nhiên được ưa chuộng, vì họ có sức vóc và thật thà dễ bảo. Nếu Chống không tìm được việc làm ở Hà Nội, giờ này có lẽ Cháng vẫn đang bán sức ở một mỏ vàng thổ phỉ nào đó.

Cháng và Chống đang hài lòng với cuộc sống trong trạm trộn bê tông, trong “căn phòng” container bên cạnh máy trộn. Và họ là những người dân tộc thiểu số may mắn trong nỗ lực đi tìm cơ hội ngoài bản làng của mình.

Còn tiếp....

Đức Hoàng

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.