1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch

Xê dịch và khám phá ẩm thực là hai niềm đam mê thú vị của những người yêu du lịch. Ẩm thực ở khu du lịch sẽ không là điều sợ hãi với những người bụng tốt, nhưng có thể là thảm họa với những người bụng… xấu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người yếu bụng chỉ ăn mì tôm và uống nước lọc khi du lịch.
* * * 

Thế giới phát triển và an toàn thực phẩm đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Thực phẩm an toàn giúp các quốc gia đảm bảo an ninh lương thực, các khu du lịch có cơ hội phát triển bền vững. Đô thị hóa và những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, bao gồm cả sở thích xê dịch đã làm tăng số lượng người mua và ăn uống ở những cửa hàng bên ngoài. Điều này kích hoạt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với các loại thực phẩm sạch và an toàn. Những thách thức này đặt trách nhiệm lớn hơn đối với các nhà sản xuất và xử lý thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, bất kể ở nhà hay đến các khu du lịch. Sự bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng từ thực phẩm đã xảy ra ở hầu hết các châu lục trong một thập kỷ qua đã khiến vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.

  
1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 1

Nhiều người đã thực sự lo lắng trước vụ việc sữa bột trẻ em nhiễm melamine hồi năm 2008 (chỉ tính riêng ở Trung Quốc, vụ việc đã gây ảnh hưởng đến 300 000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 6 trong số đó đã chết) và vụ nhiễm khuẩn E.Coli khủng  khiếp ở Đức năm 2011. Khoảng 1.150 người ở nước này đã phải nằm viện vì tác động xấu do vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli gây ra. Trước đó Thụy Điển thông báo có thể 36 người ở nước này cũng bị nhiễm khuẩn E.coli độc hại do đã du lịch tới miền Bắc Đức, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận bùng dịch. Một lượng nhỏ bệnh nhân khác đang được điều trị ở Anh, Đan Mạch, Pháp, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Tất cả đều đã du lịch tới Đức. Vì thế, ăn uống khi đi du lịch là mối quan tâm cũng như lo ngại của tất cả mọi người.

Tất nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không phải ở đâu cũng được đóng dấu đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ cần có bí quyết bỏ túi, chuyến đi của bạn hoàn toàn có thể không phải kết thúc trong… nhà vệ sinh.

Tất nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không phải ở đâu cũng được đóng dấu đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ cần có bí quyết bỏ túi, chuyến đi của bạn hoàn toàn có thể không phải kết thúc trong… nhà vệ sinh.

Đầu tiên, hãy thoải mái tâm lý khi hiểu rằng thực phẩm bạn ăn ở nhà chưa chắc đã an toàn hơn đồ ngoài đường, vìa hè, hay bất cứ ở khu du lịch nào. Điều đơn giản chỉ là cơ thể bạn chưa có thời gian làm quen với đồ ăn mới, đồ ăn mới có thể khiến cơ thể bạn phản ứng. Điều khác biệt giữa thực phẩm trồng tại nhà và thực phẩm bên ngoài là việc sử dụng nhiều phân bón tự nhiên khiến rau củ quả có thể mang vi khuẩn, gây các bệnh về đường ruột và tiêu hóa cho người ăn phải. Nó lý giải vì sao những người nhạy cảm với vi khuẩn dễ bị các bệnh tiêu hóa hơn khi ăn thực phẩm  bẩn ở ngoài đường.

Một vài căn bệnh phổ biến do thực phẩm bẩn là nhiễm khuẩn salmonella, E.coli và norovirus. Việc bùng phát những căn bệnh này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) theo dõi trong nhiều năm nay.

Một trong những bí quyết đầu tiên là trước khi đi du lịch, bạn hãy truy cập trang web của các tổ chức này để tìm hiểu cung đường sẽ đi, xem liệu nơi bạn định đến có đang bị ảnh hưởng gì không, có dịch bệnh gì không?

Đồng thời tham khảo những bí quyết sau về chuyện ăn uống an toàn để có một chuyến di lịch trọn vẹn.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 2

Thứ cần thiết cho cơ thể dù bạn ở bất cứ đâu chính là nước. Hãy tìm hiểu kỹ về nguồn gốc của những gì bạn uống. Bia và rượu vang ở các quốc gia khác nhau có thể chứa nhiều hoặc ít nồng độ cồn hơn ở Hoa Kỳ. Hãy chú ý đến tác dụng phụ của tất cả các loại đồ uống để có thể lường hết các nguy cơ có thể xảy ra.

Thịt nguội, phô mai, buffer tự chọn thường là nơi trú ngụ “ấm áp” của vi khuẩn.

Các món hải sản, đặc biệt là gỏi sống dễ gây các vấn đề về đường ruột bởi chúng thường tích tụ các chất gây ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Nên nhớ, cá nhỏ hơn thường an toàn hơn. Nên tránh ăn nội tạng cá và động vật có vỏ (như nghêu, trai vầ hàu) ở những khu du lịch mới đặt chân lần đầu.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 3

Tránh dùng các sản phẩm sữa tiệt trùng, bao gồm phô mai và sữa chua. Cà phê và trà thường vô hại, tốt nhất là uống đồ uống nóng và không dùng sữa. Kiểm tra các chứng nhận thanh trùng trên nhãn dán; hầu hết sữa đóng hộp là an toàn. Nên sử dụng các loại hạt, thực phẩm có bao bì và nhớ kiểm tra hạn sử dụng của chúng.

Dân du lịch thường có một câu nói như thế này: “Rửa, gọi vỏ, nấu hoặc là quên nó đi”. Thức ăn được nấu chín mới ít có khả năng nhiễm nhiễm các chất gây ô nhiễm trong không khí. Những thực phẩm như xà lách, trái cây, rau quả không có vỏ thường là thủ phạm gây rắc rối. Trái cây và rau quả bạn tự gọt vỏ sẽ an toàn hơn.

Những gia vị như mayonnaise, sốt cà chua và sốt trộn salad được đóng gói là an toàn nhất.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 4

Đây cũng chẳng khác gì chuyện ra ngoài ăn uống nhưng nó lại rất nguy hiểm khi bạn mua đồ ăn từ người bán hàng rong. Hãy chắc chắn rằng món ăn của bạn được làm chín và phục vụ nóng hổi, đặc biệt cẩn thận với món trứng tái và bánh sandwich với nhiều rau sống. Bạn cũng nên quan sát những quầy hàng có được lau chùi sạch sẽ và được về sinh thường xuyên hay không.

Đối với việc lựa chọn cửa hàng, lời khuyên là hãy đi theo dòng người. Những nhà hàng đông khách thường phục vụ thực phẩm tươi, sạch và an toàn. Nếu bạn đến một quốc gia không nói tiếng Anh, bạn nên có một cuốn sách hướng dẫn để giúp dịch thực đơn và tránh ăn phải các món ăn có nguy cơ rủi ro cao.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 5

Một lời khuyên cũ hơn nhưng không bao giờ là thiếu: Rửa tay trước khi ăn. Hãy nhớ rằng bạn phải sửa dụng nước sạch để rửa, không chỉ rửa tay mà còn rửa bất lỳ loại thực phẩm nào mà bạn muốn khám phá.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 6

Những người dễ có nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm là phụ nữ có thai, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, khi đi du lịch thì kể cả những người khỏe mạnh nhất cũng có thể bị mắc bệnh. Khi phải di chuyển từ nơi này sang nơi khá, mọi người có thể dễ dàng bỏ qua vấn đề dinh dưỡng. Việc không tuân theo lịch trình ăn uống cụ thể cùng với nhiều loại thực phẩm trong nhiều ngày rất có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.

Khi xê dịch, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Trong trường hợp không có thịt, bạn có thể tìm thấy protein trong trứng, các loại hạt, đậu lăng và đậu phụ. Trái cây và rau quả có thể gọt vỏ là một nguồn khoáng chất và vitamin vi lượng tốt. Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn sẽ bao gồm cả bánh mì và các loại ngũ cốc. Giữ nước bằng cách uống nhiều nước (sạch và đảm bảo).

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 7

Các chất bổ sung và vitamin, bao gồm cả thuốc sắt, có thể giúp duy trì sự cân bằng khi chế độ ăn uống của bạn không đủ.

1.001 cách tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch ảnh 8

Lối sống ăn chay đã trở thành xu hướng chủ đạo ở nhiều nơi trên thế giới và các phần ăn chay đã trở nên phổ biến trong thực đơn nhà hàng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với bất kỳ món khai vị nào không được đánh dấu cụ thể là món chay, đặc biệt là ở những nơi như Nam Mỹ, nơi thịt bò và các loại thịt khác là mặt hàng chủ lực quan trọng. Trong những trường hợp này, bạn có thể giải thích cho người phục vụ rằng bạn không ăn thịt và họ vẫn được phục vụ lasagna làm với nước sốt thịt. Nước sốt và súp thường được làm bằng thịt kho. Mua thực phẩm cho riêng mình tại một cửa hàng tạp hóa thường là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Nếu bạn bị dị ứng hoặc không thể dung nạp thực phẩm, hoặc đang trong chế độ ăn kiêng đặc biệt (ít đường, ít calo...), điều đặc biệt quan trọng là bạn phải có một cuốn sách để giúp bạn giải mã các thực đơn ngoại ngữ. Giống như người ăn chay, bạn có thể muốn xem xét việc mua thực phẩm cho riêng mình tại cửa hàng tạp hóa.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?