2 giờ vật lộn trong lũ để cứu nhóm học sinh của bốn cô giáo

(Ngày Nay) - Trong cơn hoảng loạn vì lũ đổ về, các cô giáo trường mẫu giáo An Hiệp (Phú Yên) đưa 15 bé 3-5 tuổi lên nóc tủ hồ sơ, đu lên bệ cửa sổ và đội lên vai mình.
4 cô giáo nhận bằng khen từ cơ quan chức năng.
4 cô giáo nhận bằng khen từ cơ quan chức năng.
Chiều 16/12, được lực lượng bộ đội giúp dọn dẹp vệ sinh nhưng trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) vẫn ngổn ngang bởi lớp bùn đóng dày do đêm trước đó, nước lũ lại ngập cao. Trên gương mặt các cô giáo vẫn chưa hết bàng hoàng về cuộc thoát chết của họ và 15 cháu bé (3-5 tuổi) ba hôm trước.
2 giờ vật lộn trong lũ để cứu nhóm học sinh của bốn cô giáo ảnh 1Hiệu trưởng Võ Thị Thu Sương và sổ sách, thiết bị của trường bị hư hại sau lũ. 

Sáng 13/12, do trời mưa rất to nên chỉ có 30 em (trong sĩ số 35) đến lớp. 12h, mưa càng to, nước bắt đầu lớn nên hai giáo viên chủ nhiệm là cô Thái Thị Tuyết Hồng và Lê Thị Kim Hằng gọi điện báo cho phụ huynh đón các bé về.

Cô hiệu phó Nguyễn Thị Hòa kể, khi phụ huynh chưa kịp đón các cháu về hết thì nước đã lớn rất nhanh, các cô liền ẵm nhóm trẻ đến trên bệ cửa sổ. "Cứ nghĩ trời mưa nước ngập rồi hết, không ngờ mưa không ngớt, nước từ trên núi đổ xuống ào ào, không kịp trở tay", cô Hòa nhớ lại.

Nước lại dâng lên cao nữa, các bé lại đu cao hơn. 4 cô giáo ngâm mình trong nước, đưa một số bé lên nóc tủ sắt (cao 1,8 m) đựng hồ sơ, vài em khác được đội trên vai mình.

"Đến lúc mỏi quá, bé Chương đu bám trên cửa sổ rơi xuống nước, khóc kêu nên cô Hằng kéo lên kịp. Bé sau đó đu trên người cô, nhưng mỏi quá lại rớt xuống nước. Giữa cơn hoảng loạn, cô trò khóc nhưng chẳng ai nghe", cô Hòa giọng xúc động nhớ lại.

Sau đó, cô thấy một chiếc áo nổi lềnh phềnh, tưởng quần áo rơi, nên quay lại lấy thì hoảng hồn thấy đó là cháu trai 5 tuổi nên la lớn: "Còn một cháu rơi cô Sương, cô Hồng ơi", rồi ngụp xuống đưa cháu lên nóc tủ. Rất may, bé chưa sặc nước, bị lạnh nên run cầm cập, được cô Hằng đưa lên nóc tủ và ôm chặt để ủ ấm.

Là người bình tĩnh nhất khi đó, cô hiệu trưởng Võ Thị Thu Sương vừa dỗ học trò nín khóc, vừa lấy điện thoại gọi mọi người đến cứu.

"Khi đó, chỉ mình tôi còn điện thoại vì được bỏ trong giỏ móc lên cao nên không bị ướt. Tôi gọi cho chồng, gọi bất cứ số nào thấy được để cầu cứu. Sau đến mức tay tê lạnh, không còn bấm số được luôn, điện thoại cũng tắt luôn vì nước lũ", cô Sương kể.

2 giờ vật lộn trong lũ để cứu nhóm học sinh của bốn cô giáo ảnh 2Các chiến sĩ bộ đội giúp dọn dẹp lại trường Mẫu giáo An Hiệp.
Nghe cầu cứu từ vợ, ông Ngũ Tư Bình liền bỏ nhà cửa đang ngập nước chạy đến ủy ban xã nhờ trợ giúp nhưng đành bất lực đứng ở đường quốc lộ nhìn dòng nước xiết hung hãn.
Đến gần 15h, anh Bùi Trung Đồng (giáo viên thể dục trường THCS An Hiệp), ông Nguyễn Văn Luân, (trưởng thôn Mỹ Phú 2) và 5 thanh niên trong xã biết tin đã bơi vượt dòng lũ xoáy vào trường cứu các cháu nhỏ.
Một thanh niên đã tháo mái che của cầu trượt lật ngửa như cái thúng chai ẵm các cháu ngồi trên đó. Lần lượt từng cháu và các cô giáo được đưa đến nơi an toàn, sau 2 giờ vật lộn với lũ dữ.
Toàn bộ bàn ghế, máy tính bị hư hỏng, sách vở, hồ sơ bị ngấm nước, chăn màn, gối chiếu của học sinh cũng bị nước cuốn trôi.
"Có lúc, tôi đã nghĩ tới điều xấu nhất khi các cháu khóc lóc thảm thiết, các cô cũng khóc nhưng rất may, tất cả đã vững vàng tìm cách chống chọi với lữ dữ", nữ hiệu trưởng 49 tuổi nhớ lại.
Một chút trầm tư, cô Sương chia sẻ mơ ước của bản thân và các đồng nghiệp là có được ngôi trường ở nơi cao ráo, không bị ngập nước cho các bé đi học an toàn.
"Sắp tới, chúng tôi phải mua vở cho các cháu học tạm vì sách lớp mẫu giáo phải đặt mua của nhà xuất bản từ đầu năm học, chứ ngoài thị trường không có bán", cô Sương chia sẻ.
Đón con gái trở về an toàn sau cơn lũ dữ hôm đó, ông Trương Văn Dịu (cha bé Thương) xúc động: "May nhờ có các cô giáo, thầy Đồng và các anh thanh niên dũng cảm đã bảo bọc cứu con tôi khi bị chìm xuống nước. Cảm ơn các thầy cô nhiều lắm".
Ông trưởng thôn Nguyễn Văn Luân cho biết, nguyên nhân nước lớn bất thường là do vỡ bờ suối ở phía trên thôn. Chưa bao giờ, người dân thôn Mỹ Phú 2 trải qua cơn lũ kinh hoàng như vậy.
Trường mẫu giáo An Hiệp xây dựng cách đây 10 năm, về sau đường và nhà dân xung quanh được nâng lên nên trường thành trũng sâu, chỉ cần mưa lớn một chút là ngập.
 Trước hành động dũng cảm, không ngại nguy hiểm, ngày 15/12, 4 cô giáo và những người tham gia cứu các bé được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen. Ngoài ra, các cô cũng được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tặng bằng khen.
Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.