20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2)

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO hôm 15/9 đã  đã thông qua 20 khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) mới cùng với việc mở rộng/tái phân vùng hai KDTSQ hiện có. Dưới đây là 9 KDTSQ cuối cùng tronng danh sách 20 KDTSQ được chỉ định mới và thông tin về 2 KDTSQ hiện có được mở rộng:
20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2)

12. Khu dự trữ sinh quyển Avireri-Vraem, Peru

Nằm ở các tỉnh Satipo và La Convención của miền Trung Peru, Avireri Vraem trải dài từ độ cao 280 m đến 6.271 m, có 12 hệ sinh thái khác nhau. Đây là nơi sinh sống của 257 loài động vật đặc hữu, 307 loài thực vật đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng, và 115 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ IUCN.

KDTSQ có dân số khoảng 458.701 người bao gồm các cộng đồng địa phương và thổ dân, với tám ngôn ngữ khác nhau. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của họ tạo thành một yếu tố xác định bản sắc đa dạng của Avireri Vraem.

13. Khu dự trữ sinh quyển Kuznetsky Alatau, Liên bang Nga

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 1

Đối mặt với những dải đất mở rộng của Siberia ở phía Bắc và được bao bọc bởi dãy núi Altay ở phía Nam, Kuznetsky Alatau hầu như không thay đổi kể từ kỷ băng hà cuối cùng. KDTSQ 2.698.772 hа có dân số 138.632 người và là nơi sinh sống của người Shor.

Ở những vùng núi hẻo lánh, KDTSQ sẽ là trung tâm cho các dịch vụ xã hội, các doanh nghiệp nhỏ hướng tới môi trường, du lịch sinh thái và phục hồi văn hóa bản địa của địa phương. Hơn 100.000 khách du lịch đến thăm các di tích, chiêm ngưỡng ​​các nghi thức truyền thống và nếm thử các món ăn địa phương tại đây mỗi năm.

14. Khu dự trữ sinh quyển núi Great Bogdo, Liên bang Nga

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 2

Nằm giữa sông Volga uốn khúc về phía Tây, nhìn ra thảo nguyên của Kazakhstan ở phía Đông, KDTSQ rộng 60.423 ha tạo thành điểm giao thoa giữa các cảnh quan và văn hóa. Đây là nơi sinh sống của 230 loài chim, như bồ nông xoăn, chim ó chân dài, một số loài đại bàng và chim ưng, và trên đường di cư của một số loài chim được bảo vệ theo Công ước Ramsar. Hệ sinh thái miền núi bán khô hạn còn có 88 loài thực vật bậc cao có mạch, 12 loài bò sát, đáng chú ý là loài tắc kè vảy đặc hữu (Alsophylax pipiens), hơn 160 loài côn trùng, 113 loài nhện, 46 loài động vật có vú bao gồm cả một quần thể linh dương Saigatatarica, lợn rừng, nai sừng tấm và hươu sao.

Nằm ở trung tâm của KDTSQ, Hồ Baskunchak nổi tiếng khắp nước Nga về sản xuất muối. Nơi đây tồn tại rất nhiều di tích khảo cổ và văn hóa minh chứng cho vị trí của mình trên Con đường Tơ lụa. Dân số thưa thớt bao gồm người Nga, người Kazakhstan, người Ukraine, người Chechnya, người Tatars, người Hàn Quốc, người Azerbaijan và người Kalmyk, những người chủ yếu sống bằng nghề nông, chăn nuôi. KDTSQ sẽ đóng vai trò là trung tâm bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu việc sử dụng cây và đất sét làm thuốc truyền thống cũng như du lịch.

15. Khu dự trữ sinh quyển Juzur Farasan, Ả Rập Xê Út

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 3

Quần đảo Juzur Farasan ở Ả Rập Xê Út là một nhóm các đảo nằm ở cực Tây Nam của đất nước gần biên giới Yemen. Diện tích 820.000ha kết hợp giữa các sinh cảnh biển và trên cạn tạo thành một quần thể các hệ sinh thái quan trọng ở Nam Biển Đỏ.

Quần đảo Farasan có các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu góp phần tạo nên KDTSQ đầu tiên ở Ả Rập Xê Út, một địa điểm đặc biệt. Đáng chú ý, đây là quê hương của 3 trong số 13 lâm phần được ghi nhận của Ả Rập Xê Út về loài đước xanh (Đưng, Rhizophora mucronate) của rừng ngập mặn đỏ đang bị đe dọa, cũng như quần thể cá cúi (Dugong dugon) sống sót được liệt kê là dễ bị tổn thương trong Sách đỏ IUCN, quần thể linh dương Idmi lớn nhất cả nước và nhiều loài khác nhau của các loài chim biển (chim bồ nông lưng hồng làm tổ, chim ưng biển, cua bể), các loài sinh vật biển (một số loài cá heo, cá voi, rùa biển đồi mồi, san hô và cá đuối) và các loài bò sát.

Sự xa xôi của các hòn đảo đã góp phần lưu giữ nhiều truyền thống nông nghiệp của tổ tiên. Người dân địa phương vẫn duy trì các ruộng bậc thang đã xây dựng và sử dụng các hệ thống tưới tiêu truyền thống. Các cộng đồng địa phương cũng sử dụng các hình thức nông nghiệp tự cung tự cấp, quy mô nhỏ truyền thống ở những khu vực nơi giếng cạn được duy trì và sử dụng để tưới các loại cây trồng địa phương bao gồm ngũ cốc và rau.

16. Khu dự trữ sinh quyển Ribeira Sacra E Serras Do Oribio E Courel, Tây Ban Nha

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 4

Nằm ở Galicia, ở cực Tây Bắc của bán đảo Iberia, KDTSQ rộng 306.534,77 ha là một địa điểm có vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời được bồi đắp bởi một di sản văn hóa phong phú.

Con sông Miño uốn khúc trong một cảnh quan gồm các thung lũng, vùng trũng cấp ba và chân đồi cây bụi, dẫn đến sự đa dạng của các loại vi khí hậu.

Natura 2000 là một mạng lưới của khu bảo vệ thiên nhiên trong lãnh thổ của Liên minh Châu Âu, được tạo thành từ Các khu vực bảo tồn và Khu vực bảo vệ đặc biệt. Mạng lưới bao gồm cả các khu bảo tồn trên mặt đất và các khu bảo tồn biển.

KDTSQ mới được chỉ định hiện bao gồm Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận và sáu địa điểm Natura 2000, trở thành nơi trú ẩn an toàn độc đáo cho đa dạng sinh học, ngôi nhà của 1.214 loài thực vật có mạch, 277 loài động vật... Địa điểm này là phần mở rộng về phía Tây của hành lang sinh thái được hình thành bởi các KDTSQ ở Dãy núi Cantabrian và các khu bảo tồn dọc theo Bờ biển Đại Tây Dương của Châu Âu.

Với 75.203 người sinh sống, KDTSQ này tập trung vào hệ thống nông nghiệp cân bằng và du lịch sinh thái. Mức độ bảo vệ cao cũng được áp dụng đối với các di sản văn hóa. Nơi đây cũng có các hang động, hầm trú ẩn bằng đá, tranh khắc đá, cự thạch, tu viện, nhà thờ, các khu định cư cổ và những cây cầu chứng tỏ giá trị văn hóa - lịch sử cao của khu vực.

17. Khu dự trữ sinh quyển Doi Chiang Dao, Thái Lan

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 5

KDTSQ Doi Chiang Dao nằm ở huyện Chiang Dao của tỉnh Chiang Mai, Thái Lan. Đây là khu vực duy nhất trong cả nước được bao phủ bởi thảm thực vật dưới núi cao, cũng được tìm thấy trên dãy Himalaya và ở phần phía Nam của Trung Quốc. Nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương sống trong KDTSQ 85.909,04 ha, chẳng hạn như vượn Lar (Hylobates lar), khỉ lá (Trachypithecus phayrei), Báo hoa (Naemorhedus griseus), Hổ (Panthera tigris), hoặc Báo mây (Neofelis nebulosa).

Cảnh quan có rất nhiều hang động được hình thành do sự thẩm thấu của nước mưa qua các thành tạo đá vôi. Động lớn nhất và quan trọng nhất trong số này là Động Chiang Dao, từ đó KDTSQ được đặt theo tên này. Hang động gắn liền với truyền thuyết về Chao Luang Chiang Dao, vị vua của tất cả các linh hồn, người được cho là cư trú trên ngọn núi Doi Chiang Dao cao chót vót; cả hai đều được tôn kính như những nơi linh thiêng. Một ngôi đền Phật giáo theo phong cách Lanna đánh dấu lối vào của hang động. Hang động và ngọn núi thu hút nhiều du khách mỗi năm, và một mô hình quản lý tác động của du khách đã được thực hiện. Du lịch sinh thái, ngắm chim và ngắm sao là những hoạt động thu hút khách du lịch địa phương hơn cả.

18. Khu dự trữ sinh quyển Lower Amudarya State, Uzbekistan

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 6

KDTSQ Lower Amudarya State ở Uzbekistan nằm ở phần phía Bắc của hạ lưu sông Amudarya, phía Đông am của bờ biển Aral trước đây. Bằng cách tham gia vào Mạng lưới các KDTSQ thế giới, Lower Amudarya State đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo tồn và phục hồi cảnh quan tự nhiên, các loài động và thực vật của rừng Tugai cũng như các đặc điểm tự nhiên khác đặc trưng của các khu rừng ven sông ở Trung Á.

Khu vực này cung cấp một môi trường sống quan trọng cho đời sống động thực vật và có tính đa dạng sinh học cao nhất trong các vùng sa mạc của Trung Á. Đây cũng là môi trường tự nhiên và được bảo vệ của loài Hươu Bukhara (Cervus hanglu bactrianus) đang bị đe dọa.

19. Khu dự trữ sinh quyển năm quốc gia Mura-Drava-Danube (Áo, Croatia, Hungary, Serbia, Slovenia)

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 7

KDTSQ đầu tiên kết nối 5 quốc gia trên thế giới bao gồm hệ thống sông lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Trung Âu, nhằm mục đích tạo ra một mô hình hợp tác quốc tế để quản lý lưu vực sông, đồng thời xây dựng cầu nối giữa con người và thiên nhiên. Nơi này quy tụ KDTSQ Thung lũng Hạ Mura (Áo), KDTSQ xuyên biên giới Mura-Drava-Danube (Croatia và Hungary), KDTSQ Bačko Podunavlje (Serbia) và KDTSQ sông Mura (Slovenia).

Đây là nơi sinh sống của khoảng 900.000 người và có diện tích 931.820 ha tập trung quanh sông Danube và các nhánh Mura và Drava, trải dài từ dãy Alps qua lưu vực Carpathian đến chân núi Balkan và liên kết một mạng lưới gồm 13 khu bảo tồn chính.

Hệ thống sông độc đáo này cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu và cần thiết cho sự tồn tại của các môi trường sống và các loài đặc trưng. Việc kết hợp hài hòa giữa quản lý bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác quốc tế và chia sẻ trách nhiệm, thể hiện các Quốc gia thành viên sẵn sàng suy nghĩ trên phương diện toàn cầu và cùng hợp tác hành động tại địa phương.

20. Khu dự trữ sinh quyển Átl’ka7tsem / Howe Sound, Canada

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 8

Cách Vancouver một quãng ngắn, KDTSQ bao gồm vịnh hẹp và các đảo Átl’ka7tsem / Howe Sound trên diện tích 218.723 ha, trong đó 16% là khu vực biển. Hệ sinh thái ven biển miền núi có phạm vi địa hình lớn chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao, với khoảng 721 loài động vật bản địa trên cạn bao gồm gấu xám, chó sói và đại bàng hói. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng nghìn loài sinh vật biển, bao gồm cả các rạn san hô thủy tinh sinh sống, vốn từ lâu được cho là đã tuyệt chủng cách đây 40 triệu năm.

Lâm nghiệp bền vững và du lịch sinh thái là các hoạt động kinh tế chính của 50.000 cư dân của KDTSQ. Sau các hoạt động không bền vững như đánh bắt quá mức và công nghiệp nặng gây ô nhiễm, có tác động tàn phá đến môi trường, một sự thay đổi quyết định đối với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên có trách nhiệm đã được thực hiện vào giữa những năm 70. Sau hơn 30 năm trùng tu, KDTSQ này đã có những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn, cá voi, cá heo và cá hồi hồng đã trở lại.

Hai KDTSQ được mở rộng và tái phân vùng lại theo quyết định tại kỳ họp năm nay bao gồm:

1. Khu dự trữ sinh quyển Appennino Tosco Emiliano, Ý

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 9

Ảnh: IgersEmRomagna

KDTSQ được mở rộng thêm 275.384 ha và hiện có tổng diện tích 498.613 ha, với dân số thường trú trên 378.424 người.

Nơi đây lưu giữ sự đa dạng sinh học tuyệt vời, với ít nhất 260 loài thực vật dưới nước và trên cạn cùng 122 loài chim, động vật lưỡng cư, cá và động vật không xương sống được cộng đồng và khu vực quan tâm bảo tồn.

Việc mở rộng sẽ phục vụ cho công tác thu hút cộng đồng địa phương sống hài hòa với thiên nhiên, khuyến khích địa phương thừa nhận giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái, trong đó cộng đồng là người được hưởng lợi chính và tạo cơ hội đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái này.

2. Khu dự trữ sinh quyển Lauca, Chile

20 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận (Phần 2) ảnh 10

Tổng diện tích của KDTSQ Lauca (Chile) được thành lập năm 1981 đã được mở rộng từ 358.000 ha lên 1.026.567 ha, bây giờ bao gồm General Lagos, Putre và Camarones nằm ở phía Đông Bắc biên giới giáp với Bolivia và Peru.

Khoảng một phần ba hệ động vật của Chile hiện diện trong KDTSQ Lauca. KDTSQ mở rộng là nơi sinh sống của 4.734 cư dân, bao gồm 50 gia đình bản địa. Nơi đây được phân loại là Khu vực phát triển bản địa, do đó, việc mở rộng KDTSQ cung cấp cho cộng đồng địa phương cơ hội mở rộng đối thoại và chia sẻ kiến ​​thức bản địa, vì sự tham gia của cộng đồng bản địa là chìa khóa để quản lý KDTSQ.

Theo UNESCO
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?