Tập đoàn FLC thắng kiện buộc Báo GDVN phải xin lỗi

(Ngày Nay) - Sau quá trình tranh tụng, nghe ý kiến của đại diện các bên, Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy đã tuyên, chấp thuận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đối với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net. vn). Buộc tờ báo này phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho FLC.
Tập đoàn FLC thắng kiện buộc Báo GDVN phải xin lỗi

Buộc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 52 Luật Báo chí 2016/

Buộc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bồi thường cho FLC số tiền 14.900.000 đồng.

Theo nội dung tranh tụng tại phiên toà thì phía Tập đoàn FLC cho rằng, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (Báo GDVN) đã đăng tải những thông tin gây bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp mình, yêu cầu phía báo này gỡ bài và bồi thường. Trong khi đó, đại diện phía Báo điện tử Giáo dục Việt Nam khẳng định bài báo được tác nghiệp đúng quy trình và hoàn toàn hợp pháp.

Có 6 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Tập đoàn FLC đều cho rằng, Báo GDVN đã đăng thông tin sai tôn chỉ mục đích của tờ báo, sai sự thật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Tập đoàn này. Vì vậy, FLC buộc phải khởi kiện ra tòa và đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của họ, buộc báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) phải gỡ bài viết, đăng thông tin xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại 14.900.000 đồng.

Đối đáp lại các luận điểm của phía FLC, ông Đào Ngọc Tước, Phó tổng biên tập và là người đại diện Báo GDVN, vẫn luôn khẳng định rằng, Báo GDVN đã đăng thông tin hoàn toàn đúng sự thật và không hề sai so với tôn chỉ, mục đích của tờ báo.

Tại tòa, đại diện Công ty Hòa Bình với vai trò là nhân chứng cho biết họ gửi đơn tới nhiều cơ quan báo chí và khẳng định nội dung bài đăng trên Báo  là hoàn toàn đúng với nội dung họ phản ánh. 

Tiếp lời, vị này khẳng định khi gửi đơn, họ không có động cơ gì. Về câu hỏi "ông hiểu chây ì là như nào" mà luật sư của nguyên đơn đặt ra với mình, đại diện Công ty Hòa Bình cho biết họ chỉ là người đi làm thuê, sản phẩm đã hoàn thành, được sử dụng nhưng đến nay vẫn chưa trả họ tiền. 

"Chây ì là nợ không chịu trả, chây ì, thoái thác", đại diện Công ty Hòa Bình nói.

Công ty này cũng khẳng định không có chủ trương dùng việc gửi đơn để giải quyết tranh chấp hợp đồng vì bản thân họ không coi đó là tranh chấp mà đó là công nợ FLC phải trả họ. 

Nhà báo Nguyễn Hoàng - tác giả bài viết khi được hỏi cũng khẳng định mình đã liên hệ với bà Hương Trần Kiều Dung, phó chủ tịch HĐQT FLC, liên hệ với người được bà Dung giao trả lời, gửi mail câu hỏi. 

Tuy nhiên, anh đã không nhận được thông tin, phản hồi từ phía FLC. 

Tập đoàn FLC thắng kiện buộc Báo GDVN phải xin lỗi ảnh 1

Hình ảnh toà tuyên án 

Tại phiên xét xử, đại diện Viện KSND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng: Tại phiên tòa hôm nay, mặc dù đại diện Báo GDVN luôn khẳng định báo có đầy đủ tài liệu xác minh tính xác thực của thông tin trong bài bài viết của mình nhưng không đồng ý giao nộp cho tòa án.

Qua nghiên cứu các tài liệu báo GDVN đã sử dụng để làm căn cứ viết bài báo, Viện Kiểm sát (VKS) thấy rằng các tài liệu để chứng minh xác nhận nợ giữa Tập đoàn FLC và Cty Hòa Bình gồm 13 công văn của Cty Hòa Bình gửi Tập đoàn FLC để yêu cầu thanh toán và các tài liệu khác, cũng như tại phiên tòa hôm nay, người làm chứng là Cty Hòa Bình đã xác nhận, số nợ gốc mà Cty Hòa Bình yêu cầu Tập đoàn FLC thanh toán đối với hợp đồng số 18 và 57 là 192 tỉ đồng (làm tròn số), không phải là 213 tỉ đồng như trong bài báo của báo GDVN…

Quan điểm của phía VKS cho rằng, liên quan đến vấn đề công nợ giữa Cty Hòa Bình và Tập đoàn FLC trong 02 hợp đồng số 18 và 57, hiện hai công ty cũng đang trong quá trình thương lượng để đi đến thống nhất, chưa có biên bản đối chiếu công nợ chính xác. Do đó, việc báo GDVN đã căn cứ vào các tài liệu này để kết luận Tập đoàn FLC chây ì nợ đối với Cty Hòa Bình số tiền 213 tỉ đồng là không chính xác.

Ngoài ra, theo xác minh của tòa án, việc báo GDVN đã đăng tải bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỉ đồng” là không phù hợp với tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động theo công văn trả lời số 699 ngày 30/5/2019 của Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Từ các phân tích trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành (Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự), đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Theo đó, buộc báo GDVN phải gỡ bỏ bài viết “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỉ đồng” do đưa thông tin không chính xác, không đúng với tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo. Báo GDVN phải bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn FLC số tiền 14.900.000 đồng vì hành vi xâm phạm uy tín, danh dự của Tập đoàn này; buộc báo GDVN phải công khai xin lỗi FLC…

Sau khi các bên hỏi nhau xong, chủ tọa hỏi liệu vụ kiện này có thể giải quyết bằng biện pháp hòa giải hay không? Đại diện FLC cho biết trường hợp Báo GDVN ghi nhận sai phạm của mình, tiến hành xin lỗi công khai, dỡ bỏ bài báo thì mới hòa giải được. 

Đại diện Báo GDVN cho biết họ chỉ có thể thương lượng trong trường hợp tập đoàn FLC rút toàn bộ đơn khởi kiện. "Nếu trong trường hợp FLC rút đơn khởi kiện, báo có dỡ bỏ bài đăng không", chủ tọa hỏi.

Đại diện Báo cho biết theo quy định, báo không có thẩm quyền quyết định rút bài. Vị này tiếp tục khẳng định thông tin tại bài báo là hoàn toàn chính xác. 

Khi bị HĐXX hỏi về mặt quy định của pháp luật, giấy phép đăng ký kinh doanh cho một đơn vị kinh doanh 1 số mặt hàng ngành nghề mà đơn vị đó lại kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành nghề đó thì liệu có đúng theo quy định của pháp luật không. 

Đại diện Báo khẳng định lại "cho đến nay bài báo đó vẫn là một bài báo hợp pháp, được sản xuất đúng quy trình". 

Về câu hỏi của HĐXX, vị này khẳng định hoạt động báo chí theo quy định của hiến pháp, luật phòng chống tham nhũng, luật báo chí… trong đó giấy phép chỉ là giấy phép con. 

Cơ quan này đang khiếu nại quyết định xử phạt của Cục Báo chí vì trong giấy phép của họ có tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng. 

"Chúng tôi cho rằng câu chuyện của Hòa Bình và Tập đoàn FLC là một trường hợp điển hình về thực hiện pháp luật và cần phải lấy đó làm bài học cho các học sinh, sinh viên của chúng tôi trong các trường học để rút kinh nghiệm cho bản thân mình, nếu kinh doanh thì phải kinh doanh cho nghiêm túc", đại diện Báo GDVN nói và cho biết đó là mục đích của họ khi thực hiện bài viết này nhưng vẫn bị Cục Báo chí xử phạt, họ đang khiếu nại.

Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
(Ngày Nay) - Tập đoàn Alibaba đang tiến hành một cuộc cải tổ đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử Taobao trước lễ hội mua sắm hàng năm lớn thứ hai tại Trung Quốc 618 (diễn ra vào ngày 16/8).
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
Nikkei Asia: Giá cà phê nguyên liệu Việt Nam tăng mạnh
(Ngày Nay) - Giá thành quốc tế của cà phê robusta đang ngày càng tăng do thời tiết không thuận lợi, kéo theo sự gia tăng của mức tiêu thụ tại thị trường châu Á và nhu cầu tiêu thụ sầu riêng từ Trung Quốc.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vinh danh những nhà phân phối có kết quả kinh doanh xuất sắc tại Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024.
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
VinFast VF3 có giá bán chính thức
VinFast VF3 có giá bán chính thức
(Ngày Nay) - Ngày 7/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024 diễn ra tại Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã chính thức công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện thông minh VF 3.
Du khách tham quan bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bức tranh panorama - niềm tự hào của mỹ thuật Việt
(Ngày Nay) - Bằng ngôn ngữ hội họa, bức tranh tròn panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã tái hiện một cách chân thực, sống động và hùng tráng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tác phẩm trở thành kiệt tác nghệ thuật, là niềm tự hào của mỹ thuật Việt.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Hơn 70% học sinh lớp 9 có cơ hội vào lớp 10 công lập
(Ngày Nay) - Thông tin chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh khiến nhiều phụ huynh, học sinh học lớp 9 lo lắng bởi kỳ thi tuyển này trở nên căng thẳng hơn. Cụ thể, năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 113 trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn là 71.020 chỉ tiêu, giảm tới 6.124 chỉ tiêu so với năm trước.
Công nhân thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN.
Giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất trong 45 năm
(Ngày Nay) - Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất, tiếp tục đối mặt với khó khăn vụ thu hoạch kém trong cả vụ trước và vụ hiện tại là một trong những nguyên nhân khiến giá cà phê tăng cao.