3 con đại gia bỏ mặc bố mẹ cô đơn trong căn nhà 3 tầng hiu quạnh

Ngày càng có nhiều người già ở nông thôn phải sống trong cảnh cô đơn, không được ở gần con cháu, mỏi mòn mong một bữa cơm gia đình.
3 con đại gia bỏ mặc bố mẹ cô đơn trong căn nhà 3 tầng hiu quạnh

Bao giờ con mới về thăm?

Ông bà Dương Thị Mé (Lý Nhân, Hà Nam) sinh được 3 người con, 2 trai, 1 gái. Vợ chồng bà đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, kiếm tiền nuôi các con ăn học. Nhiều người bảo: “Cho 2 thằng con trai đi học là được rồi. Con gái là con người ta, bé thì ăn hại lớn thì bay đi, nuôi ăn nuôi học ích gì!”.

Nhưng thiết nghĩ cho con cái ăn học cũng là để ấm vào thân các con chứ nào phải để sau này bắt nó phải trả ơn. Vì thế, ông bà vẫn cố công nuôi 3 con ăn học thành tài.

Các con bà lớn lên đều thành đạt, ở lại thành phố làm việc rồi lập gia đình, định cư luôn tại đó. Có người là quan chức, có người là đại gia...

Bây giờ ông bà không phải làm gì nữa, tháng nào các con cũng gửi tiền về cho. Họ mới xây cho ông bà cái nhà ba tầng theo kiến trúc của Pháp đẹp nhất làng. Mới đầu ông bà hãnh diện lắm nhưng được mươi hôm nghĩ lại thấy buồn.

3 con đại gia bỏ mặc bố mẹ cô đơn trong căn nhà 3 tầng hiu quạnh ảnh 1

Ông Mé càng ngày càng điếc và lẩm cẩm. Mấy lần ông đi lạc trong làng đến tối cũng không biết đường về, bà phải nhờ người đi tìm. (Ảnh minh họa).

Bà tâm sự: “Nhà to mà chẳng có người ở, lúc nào cũng lạnh lẽo, hiu quạnh như nhà ma. Chỉ khổ cái thân già, ngày nào cũng phải hì hục lau từ tầng 3 xuống tầng 1 mệt hết cả hơi. Nguyên cái việc hai ông bà, người ở phòng nọ tìm người ở phòng kia cũng mất cả buổi vì cả hai đều nghễnh ngãng, nhớ nhớ quên quên không biết đường nào mà lần".

Mấy người con của bà, người nào cũng có ô tô, đi chưa đầy hai tiếng là về đến nhà. Nhưng chỉ ngày Tết ngày lễ, họa hoằn lắm họ mới về quê thăm bố mẹ, còn thì cứ đi biền biệt tháng ngày.

Ông Mé càng ngày càng điếc và lẩm cẩm. Mấy lần ông đi lạc trong làng đến tối cũng không biết đường về, bà phải nhờ người đi tìm.

Nghĩ đến con cháu, bà Mé giơ tay áo chấm chấm giọt lệ nhòa nơi khóe mắt nhăn nheo kể: "Cả năm chúng nó chỉ về thăm vài lần. Nhưng về cũng chỉ loáng một cái rồi đi, nhà lại trống huơ trống hoác”.

Xa lắm tình thân...

Trước thực trạng ngày càng nhiều người già bị "bỏ rơi" trong nỗi cô đơn, Thạc sỹ Xã hội học Thân Trung Dũng (Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Phát triển Tri thức (ITCD) - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển) cho rằng: "Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Vì cuộc sống ở các vùng quê thường rất khó khăn. Cho nên với nhiều người, việc nuôi dạy con cái thành đạt, có công ăn việc làm ổn định, thoát khỏi cảnh nghèo khó là niềm mong mỏi suốt cuộc đời phấn đấu của họ.

Nhưng khi con cái đã công thành danh toại, những đòi hỏi về vật chất không còn là vấn đề phải suy nghĩ nữa thì những cơn đói tinh thần lại khiến họ chết dần chết mòn trong sự cô đơn".

Theo nhận định của nhà XHH này, những người trẻ vốn thích thú với cuộc sống nhộn nhịp chốn đô thị phù hoa cho nên thường cố học tập để thoát khỏi lũy tre làng và tìm mọi cách để được ở lại thành phố chứ không muốn trở về làm việc tại quê nhà. Trong khi đó, nhiều người già đã quen với cuộc sống chân chất, mộc mạc nơi thôn quê, rất khó thích nghi với thói quen sinh hoạt, môi trường ồn ào, chật chội ở đô thị.

Sự khác biệt này cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người già phải sống một mình ở nông thôn dù con cái rất muốn đưa bố mẹ lên thành phố sống với mình.

"Điều đáng nói là, nhiều người già phải sống cô đơn một mình, thiếu thốn tình cảm. Nhưng con cháu ở xa cũng sao nhãng việc quan tâm, có khi cả tháng không gọi điện, cả năm chẳng về thăm" - ông Dũng tỏ vẻ ái ngại.

Theo đó, nhu cầu vật chất của người già rất ít, nhà cao cửa rộng ở cũng không hết, của ngon vật lạ ăn cũng chẳng là bao. Họ chỉ mong được ở gần con cháu vui cửa vui nhà. Tâm lý người già rất dễ tủi và sợ vô cùng cảm giác cô đơn, lúc ốm đau không có ai bên cạnh. Nhưng con cái mấy khi hiểu được điều này?

3 con đại gia bỏ mặc bố mẹ cô đơn trong căn nhà 3 tầng hiu quạnh ảnh 2

Thạc sỹ Xã hội học Thân Trung Dũng.

Ông Dũng cho hay: "Việc phải sống cô đơn, thui thủi một mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như sức khỏe của người già. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người cao tuổi sống một mình rất dễ mắc phải các bệnh mãn tính và thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Trong khi con cái ở xa, có việc gì đột xuất cũng không biết hoặc không thể về ngay được. Đôi khi, chỉ chậm một cuộc điện thoại thôi, mọi chuyện đã tệ hơn rất nhiều".

Theo phân tích của nhà nghiên cứu này thì không thể phủ nhận rằng áp lực cuộc sống ngày càng cao, việc mưu sinh buộc nhiều người phải sống xa quê để phù hợp với điều kiện công việc và để bố mẹ già một mình ở quê là điều bất đắc dĩ. Nhưng nếu nói rằng quá bận đến nỗi không có thời gian nghĩ đến bố mẹ là điều rất khó chấp nhận. Bởi sẽ luôn luôn có thời gian dù ít hay nhiều nếu ta thấy điều đó là quan trọng. Sự quan tâm của con cháu mới thực sự là món quà vô giá mà con cháu dành tặng cho bố mẹ, ông bà.

Điều này cũng phản ánh một thực tế đáng buồn khi một số bậc phụ huynh vì chạy theo kinh tế thị trường, họ không chỉ lãng quên bố mẹ ở quê mà còn bỏ mặc chính những đứa con của mình. Điều này khiến chúng dễ có những hành vi lệch chuẩn, gây ra không ít hệ lụy cho xã hội.

Theo Người đưa tin

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.