3 KHÔNG khi ăn rau muống để không ảnh hưởng tới sức khỏe

Là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình nhưng rau muống cũng có thể gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe như đầy bụng, khó tiêu, dị ứng…
3 KHÔNG khi ăn rau muống để không ảnh hưởng tới sức khỏe

Theo BS Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin...

Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…

3 KHÔNG khi ăn rau muống để không ảnh hưởng tới sức khỏe ảnh 1

3 KHÔNG khi ăn rau muống để không hại sức khỏe

Không ăn rau muống với sữa

Bản chất của rau muống là loại rau kháng canxi, nó làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ các loại sữa vào cơ thể khi bạn kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc.

Do đó, bạn nên chú ý không nên kết hợp ăn rau muống với uống sữa cùng lúc.

Không ăn rau muống sống hoặc chưa chín:

Rau muống thường là nơi trú ngụ lý tưởng của một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên gọi là Fasciolopsis Buski.

Khi ăn sống hoặc chưa được luộc kỹ, loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó xâm nhập vào tất cả các bộ phận trên cơ thể, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng...

Kinh khủng hơn, ký sinh trùng Fasciolopsis buski còn có thể chui vào máu, theo đường máu di chuyển đến tất cả các bộ phận cơ thể.

Sau 1 thời gian, trứng sẽ nở và trở thành sán trưởng thành, gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...

Nếu không được phát hiện kịp thời, loại ký sinh trùng này có thể gây ra những biến chứng nặng dẫn tới tử vong cho người mắc bệnh.

Không ăn rau muống trái mùa:

Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, hiện nay rau muống được đánh giá là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...

Tỷ lệ sử dụng hóa chất cho rau muống trái mùa, theo bà Hòa, là 100%, trừ những cơ sở trồng rau sạch có sự kiểm soát chặt chẽ.

Rau muống là loại rau thời vụ, trước đây, rau muống chỉ có vào mùa hè nhưng hiện nay rau muống có mặt quanh năm do những can thiệp của người trồng như sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống phát triển được quanh năm.

Khi ăn phải rau muống có chứa hóa chất độc hại có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...

Ai không nên ăn?

3 KHÔNG khi ăn rau muống để không ảnh hưởng tới sức khỏe ảnh 2

Không chỉ trở nên nguy hại bởi những tác nhân bên ngoài, bản thân rau muống cũng là một chất độc với những người đang bị viêm đau hay sưng nhức khớp.

Những người bị gout hay viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người bị huyết cao cũng không nên ăn rau muống.

Người đang có vết thương ngoài da nếu ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi trên cơ thể. Nếu đang bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn loại rau này vì nó có thể làm mắt bị nhức hơn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong rau muống luôn có một số thành phần hóa học cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể

Chính vì thế, nếu dùng kết hợp rau muống với các sản phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, pho mát… chúng ta sẽ không nhận được giá trị dinh dưỡng nào.

Do vậy, những người đang trong giai đoạn bổ sung canxi cũng không nên sử dụng loại rau này.

Chọn rau an toàn - cách nào?

- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.

Theo các chuyên gia, rau muống ngon nhất là vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn lại giòn, ngon và an toàn hơn.

- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.

- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.

- Rau sau khi rửa sạch cần ngâm nước muốn loãng, tốt nhất là rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, vì như vật sẽ giúp phân hủy bớt lượng thuốc sâu, thuốc tăng trưởng nếu có.

Nha Trang

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?