1. Tảo bẹ
Tảo bẹ là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng ta có thể dùng tảo bẹ để chế biến món súp và Salad.
Tảo bẹ phát triển trong môi trường nước biển nên chứa hàm lượng iot rất cao, ngang bằng rong biển. Tảo bẹ còn chứa polysaccharide có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu, có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Thiếu canxi cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến huyết áp cao, mà tảo bẹ lại giàu chất canxi, rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao.
Tuy nhiên, những người bị bệnh dạ dày và thai phụ không nên ăn quá nhiều.
2. Nấm hương
Người Trung Quốc đã biết sử dụng nấm hương để nấu canh và chế biến các món xào từ thời Xuân thu Chiến quốc. “Vua của các loại nấm” này được các y thư cổ đánh giá là thứ "ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá".
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng thường ăn thực phẩm này và phong cho nấm hương là "thực phẩm trường thọ".
"Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư”, giáo sư Trương cho biết thêm.
3. Dương xỉ (rau dớn)
Loại cây mọc phổ biến ở vùng núi hoang dã có tên dương xỉ (rau dớn) còn được gọi là siêu thực phẩm.
Trong dương xỉ có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng. Người xưa thường dùng dương xỉ để điều trị cắ cơn sốt, bệnh eczema, lở loét…Khi nấu, các bạn nên chần dương xỉ qua nước sôi để loại bỏ vị chát.
Thực phẩm này có tính hàn, nên những người bị bệnh liên quan đến dạ dày không nên ăn.
4. Rau sam
Rau sam có thể chế biến với trứng hoặc thịt lợn, ăn có vị ngọt mát và giòn. Không chỉ chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất xơ, canxi và sắt, rau sam còn có tác dụng dược lý cao.
Thực phẩm này chứa một lượng lớn norepinephrine, kali và giàu axit citric, axit malic….duy trì đường huyết ổn định, hạ huyết áp và tốt cho tim mạch. Người xưa cũng dùng rau sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn.
P.V