1. Bỏ bữa sáng
Bữa sáng rất quan trọng với sức khỏe chúng ta, vì vậy dù bất kỳ lý do gì, bạn không nên bỏ bữa ăn sáng. Nếu không đủ thời gian vào buổi sáng, hãy chuẩn bị bữa ăn sáng vào tối hôm trước hoặc trước khi đi ngủ nên suy nghĩ khi thức dậy sẽ ăn món gì. Như vậy sẽ không cảm thấy “vất vả” tìm thức ăn vào sáng hôm sau.
2. Ăn sáng quá trễ
Tốt nhất nên ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Nếu thời gian ăn sáng quá muộn, bụng sẽ đói cồn cào và khi ăn bạn không còn thấy ngon lành. Mục đích chính của bữa sáng là cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài, vì vậy ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến bữa trưa.
3. Ăn vặt thay bữa sáng
Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời. Ăn sáng với bánh quy, sôcôla... dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm về thể chất.
4. Ăn quá nhiều
Bữa sáng cần đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cũng không có nghĩa là phải ăn thật nhiều. Ăn nhiều quá bạn sẽ lờ đờ, chậm chạp và dễ buồn ngủ, mặc dù vừa bắt đầu một ngày mới.
5. Ăn sáng vội vàng
Thức ăn phải được cắn và nhai kỹ trước khi nuốt. Uống nước trái cây hoặc nước lọc có thể giúp nuốt trôi thức ăn nhanh chóng, nhưng bạn cũng dễ bị nghẹn và làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại, bởi vì thức ăn còn nguyên miếng lớn, chưa được nghiền nhỏ khi vào bao tử. Đừng vì vội mà ảnh hưởng đến bữa ăn sáng. Hãy ăn chậm để giữ gìn sức khỏe.
6. Thức ăn đơn điệu
Nhiều người có thói quen ăn cùng một loại thức ăn vào buổi sáng vì tiện lợi, không mất nhiều thời gian. Tuy vậy, không nên ăn hoài một món bởi vì vừa dễ ngán, đồng thời thiếu chất dinh dưỡng cần thiết từ những loại thực phẩm khác. Nên ăn đa dạng thực phẩm trong bữa sáng.
7. Ăn vội vã trên đường đi
Nhiều người thường thức dậy chỉ nửa giờ trước khi đi làm và “chộp” đại thức ăn bán dọc đường đi. Điều này dễ khiến bạn bị tiêu hao năng lượng do vội vã chạy. Và, bạn sẽ cảm thấy đói sớm, có khuynh hướng ăn bù vào buổi trưa.
Xem thêm:
Điểm danh những gia vị hàng đầu giúp thanh lọc cơ thể