7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì?

Từ 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời, tới đêm 30 mới trở về tiếp tục việc coi sóc được việc bếp núc trong gia đình. Trong 7 ngày còn lại cuối năm, gia chủ nên làm gì?
7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì?
7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm gì? ảnh 1

Mâm cơm tiễn Táo quân lên chầu Trời. Ảnh: TL

Đêm 30 mở cửa, bật đèn cho ngập tràn dương khí

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, trong mỗi nhà đều có 3 vị thần Táo quân, gồm 2 Táo ông và một Táo bà trông nom, giữ lửa cuộc sống của họ. Táo quân biết hết mọi sinh hoạt trong nhà và ngày 23 tháng Chạp âm lịch, 3 vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong các gia đình ở hạ giới một năm qua. Các Táo lên thiên đình vào 23 tháng Chạp hàng năm, tới đêm Giao thừa các Táo mới trở về hạ giới tiếp tục nhiệm vụ trông coi bếp lửa của các gia đình.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học, trước kia trong 7 ngày người dân dựng cây nêu ngày Tết, trang hoàng nhà cửa. Nhưng ngày nay đô thị chật hẹp không còn chỗ dựng cây nêu, nhiều vùng nông thôn cũng bỏ lệ dựng cây nêu đón Tết. Vì vậy, lễ Táo quân xong, để vẫn có sự hiện diện của Táo quân trong nhà, bạn có thể dán tờ giấy đỏ có viết tên các Táo, hoặc vẽ hình Táo quân rồi dán trên nóc bếp, có ý nghĩa là đón chào Táo quân từ thiên đình trở về. Cuối năm sau khi Táo quân về chầu trời thì hóa mảnh giấy cũ xuống và dán mảnh giấy đỏ mới lên để lại đón Táo quân trở về.

Tiếp đó là dọn dẹp nhà cửa, tẩy rửa hết năng lượng cũ bằng cách lau chùi, dọn dẹp đồ đạc, thải bỏ đồ vật không cần thiết và nạp năng lượng mới cho những vật dụng phong thủy trong nhà, nhất là 3 vị Phúc, Lộc, Thọ (nếu đã rước về). Nạp năng lượng cho các đồ phong thủy bằng cách 11 giờ trưa ngày tất niên nên đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ. Việc này có ý nghĩa mang lại năng lượng cho các vị thần khi năm mới tới.

Bữa ăn đoàn tụ (tất niên) lúc mời gia tiên về dự tiệc đoàn tụ nên có đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Dự tiệc tất niên nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ phải đeo trang sức… tươi cười rạng ngời để sự may mắn sẽ tiếp diễn. May mắn tới càng nhiều vào thời điểm Giao thời giữa năm cũ và năm mới nên tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ.

Đêm 30 Tết cửa chính và tất cả các cửa nhà, phải được mở trước Giao thừa, đèn nến bật hết để cả nhà tràn ngập ánh sáng, dương khí tràn ngập căn nhà đón may mắn.

Cúng cá chép thật hay cá giấy?

Theo chị Lê Thị Hiền, chuyên bán hàng mã ở chợ Tam Đa (Thụy Khuê, Hà Nội), cúng Táo quân, các gia chủ thường chuẩn bị 3 bộ mũ áo, cá chép để 3 vị Táo lên thiên đình. Một bộ Táo quân đúng có 3 chiếc áo dài, 3 mũ áo Táo quân (2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà) đính giấy trang kim lóng lánh. Mũ Táo ông có 2 cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn (một số nơi bây giờ chỉ dùng tượng trưng 1 chiếc mũ có hai cánh chuồn, 1 chiếc áo và đôi hia giấy). Đặc biệt là các Táo chỉ "đội mũ đi hia, không mặc quần" nên bộ mã Táo quân thường không có quần. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, các tranh ảnh, hình vẽ Táo quân đều không có quần, mà chỉ mặc áo dài đen là theo quan niệm xưa coi thần Táo thuộc dòng lửa nước, con người cổ sơ còn hồn nhiên là phải ở trần. Giá bán mã Táo quân thường giao động từ 20.000 - 120.000 đồng/bộ. Khi bán áo mã Táo quân thường có thêm một bộ mã quan thần linh, dùng để hóa vào đêm 30 Tết.

Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa – dòng họ và gia đình Việt Nam, mã cúng Táo quân ở miền Bắc và Nam giống nhau, đều có cá chép giấy trong mã nhưng miền Trung có phong tục cúng ngựa giấy với yên cương đầy đủ cho Táo quân.

Theo dân gian, cá chép là loài cá tiên do phạm lỗi nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian, nếu tu hành chánh quả thì sẽ hóa thân thành rồng và bay trở về Trời. Người Việt thường cúng Táo 3 con cá chép nhỏ (nay là 3 con cá chép đỏ) thả trong chậu nước, bày dưới ban thờ. Sau khi cúng Táo, 3 con cá chép này sẽ được thả ra sông, suối hoặc ao hồ. Có nhiều lý luận về việc thả cá chép thật hay chép giấy. Nhưng đốt cá chép giấy là tục đốt mã rất tốn kém có từ thời nhà Minh, tới thời Càn Long không đốt nữa. Còn ở Việt Nam từ xưa đốt mã cá chép chứ không thả cá chép bởi không ai bầy cá sống vào mâm cúng cả. Mãi tới thời nhà Nguyễn mới có việc thả cá chép sống và thành lệ tới ngày nay. Thả cá chép thật được 2 việc (theo nhà Phật), một là phát tâm từ bi phóng sinh cho cá chép, mở rộng ra muôn loài, muôn vật.

Còn các nhà tâm linh thì cho rằng, nên dùng cá chép mã không nhất thiết phải là cá chép thật, bởi việc cúng lễ là ở tâm thành của mỗi người. Dùng cá chép mã để giảm bớt các hệ lụy như phải chen nhau ra ao hồ, sông suối thả cá.

Bữa ăn tất niên lúc mời gia tiên về dự tiệc đoàn tụ nên có đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình. Dự tiệc tất niên nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ phải đeo trang sức… tươi cười rạng ngời để sự may mắn sẽ tiếp diễn. May mắn tới càng nhiều vào thời điểm Giao thời giữa năm cũ và năm mới nên tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ.

Đêm 30 Tết cửa chính và tất cả các cửa nhà, phải được mở trước Giao thừa, đèn nến bật hết để cả nhà tràn ngập ánh sáng, dương khí tràn ngập căn nhà đón may mắn.

Theo GĐXH

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.