Ai Cập kêu gọi tăng cường tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 4/9, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu châu Phi đang diễn ra tại Kenya, Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ai Cập kêu gọi tăng cường tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu

Bộ trưởng Fouad nêu rõ việc thực hiện các dự án thích ứng quốc gia, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển và châu Phi, đang làm gia tăng gánh nặng lên ngân sách quốc gia, cho rằng gánh nặng này đòi hỏi phải tăng cường hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bà Fouad kêu gọi lãnh đạo các quốc gia phát triển thực hiện cam kết của mình bằng cách cung cấp hỗ trợ cần thiết cho các nước đang phát triển để mở rộng các hoạt động thích ứng.

Bộ trưởng Môi trường Ai Cập cũng nêu bật sự cần thiết phải tăng gấp đôi mức tài trợ cho thích ứng hiện nay để đạt được sự cân bằng 50-50 giữa kinh phí giảm thiểu và thích ứng. Bà Fouad cũng nhấn mạnh các nỗ lực quốc gia của Ai Cập nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có việc thực hiện nhiều dự án khác nhau để bảo vệ bờ biển trước tình trạng nước biển dâng và quản lý tài nguyên nước thông qua các dự án thủy lợi hiệu quả. Ai Cập hiện cũng đang tiến hành nghiên cứu giải pháp để phát triển các giống cây trồng mới có khả năng chống chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Cũng như nhiều quốc gia khác, ngành nông nghiệp của Ai Cập đang phải đối mặt nhiều thách thức trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Để giải quyết vấn đề này, Ai Cập đã khởi động Chương trình hành động về nước, lương thực và năng lượng (NWFE) vào tháng 7/2022 để thúc đẩy các sáng kiến và chính sách tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của chương trình là thực hiện nhiều dự án thuộc các lĩnh vực nước, lương thực và năng lượng.

Liên quan đến các nỗ lực giảm thiểu, Ai Cập đã công bố cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào tháng 6/2023, theo đó nước này đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để giảm phát thải khí nhà kính cũng như đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho các mục tiêu này. Theo NDC cập nhật, Ai Cập có kế hoạch giảm 37% lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện vào năm 2030, so với mục tiêu trước đó là 33%.

Trong thời gian Ai Cập đảm nhận cương vị chủ tịch Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), sáng kiến quốc tế có tên Hành động về Nước, Thích ứng và Phục hồi (AWARE) đã được đưa ra. Sáng kiến cung cấp các giải pháp thích ứng, trong đó tập trung vào các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất thế giới ở châu Phi.

Với sự tham gia của các nhà lãnh đạo đến từ 54 quốc gia trong châu lục, Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu châu Phi được tổ chức tại thủ đô Nairobi của Kenya từ ngày 4-6/9 để xác định tầm nhìn chung về phát triển xanh của châu Phi.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.