COP27: Ai Cập kêu gọi hỗ trợ tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 9/11, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, một chuỗi phiên họp theo chủ đề kéo dài 11 ngày đã bắt đầu diễn ra, với phiên họp đầu tiên mang chủ đề "Ngày tài chính" đề cập đến vấn đề "Tài chính khí hậu trong kỷ nguyên đa khủng hoảng".
COP27: Ai Cập kêu gọi hỗ trợ tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát biểu khai mạc phiên họp trên, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã nêu bật ý nghĩa của "Ngày Tài chính", với một chương trình chuyên sâu thảo luận các chủ đề về khuyến khích ngành tài chính hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững. Ông Madbouly kêu gọi đưa ra các cam kết nghiêm túc để hỗ trợ tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phiên họp "Ngày tài chính" đã thảo luận một số khía cạnh của hệ sinh thái tài chính khí hậu, bao gồm tài chính đổi mới sáng tạo và hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi công bằng, phát hành nợ chính phủ phục vụ phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu; cũng như vai trò của khu vực tư nhân trong huy động các nguồn lực. Nguồn tài chính tư nhân được coi là thiết yếu để cung cấp hàng nghìn tỷ USD cần thiết cho mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Tham vọng hành động khí hậu và trách nhiệm giải trình được xác định là hết sức quan trọng để mở khóa tài chính khí hậu. Tiếp cận nguồn tài chính chi phí thấp đã được thảo luận nhiều hơn, với những giải pháp thực tế và các cam kết giảm chi phí của các khoản vay xanh. Phiên họp cũng đề cập đến các kế hoạch thích ứng và nâng cao sức hấp dẫn của các dự án thích ứng đối với nhà đầu tư.

Ngoại trưởng Ai Cập đồng thời là Chủ tịch COP27, ông Sameh Shoukry cho rằng vấn đề tài chính là yếu tố then chốt trong việc phát triển một lộ trình chuyển đổi năng lượng cho châu Phi, nhưng các mức nợ công không bền vững của các quốc gia trong châu lục đang cản trở quá trình thúc đẩy các sáng kiến khí hậu cần thiết.

Theo ước tính, thế giới sẽ cần từ 4.000-7.000 tỷ USD mỗi năm để thực hiện quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững và đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris./

Bình luận
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.