(Ngày Nay) - “Tây Sơn thất hổ tướng” là danh hiệu người đời chỉ 7 danh tướng của nhà Tây Sơn. Họ từng cùng vua Quang Trung lập những chiến công hiển hách trên chiến trường.
1 Thành viên nào sau đây không nằm trong hàng ngũ Tây Sơn thất hổ tướng?
icon
Trần Quang Diệu
icon
Lý Văn Bưu
icon
Nguyễn Đắc Xuân
Giải thích Trong hàng ngũ võ tướng Tây Sơn, nổi bật là “Tây Sơn thất hổ tướng” - những người chỉ cần nghe tên đủ khiến kẻ thù khiếp sợ. Đó là Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Lý Văn Bưu, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng.
2 Ai là hổ tướng đứng đầu nhà Tây Sơn?
icon
Võ Đình Tú
icon
Võ Văn Dũng
icon
Võ Quốc Công
Giải thích Theo sách Nhà Tây Sơn, Võ Văn Dũng hay Vũ Văn Dũng là người đứng đầu trong “Tây Sơn thất hổ tướng”. Ông từng giữ chức Tư đồ - một trong những trụ cột quan trọng nhất của triều đình. Dưới thời Quang Trung, ông vào Nam diệt quân Xiêm, ra Bắc đánh quân Thanh. Võ Văn Dũng là đại tướng quân, đánh đồn Khương Thượng vào tết Kỷ Dậu năm 1789. Sau khi vua Quang Trung lên ngôi, Võ Văn Dũng được phong là tư khấu, rồi tới đô đốc, tư đồ và đỉnh cao là được phong tước Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận Công thần Vũ Quốc công.
3 “Thiết côn vô địch” là danh hiệu do ai phong tặng?
icon
Triệu Thị Trinh
icon
Nguyễn Thị Bành
icon
Bùi Thị Xuân
Giải thích “Thiết côn vô địch” là danh hiệu mà nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân phong tặng cho hổ tướng Võ Đình Tú (?-1799). Sinh ra ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định, lúc 10 tuổi, Võ Đình Tú được một nhà sư đưa đi, truyền thụ võ công cho. 10 năm sau, ông trở về với vóc dáng của võ nhân, nổi tiếng với những đường côn “ma thuật”. Sau khi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, ông được Nguyễn Huệ yêu mến, phong là Đại Tổng lý. Nữ tướng Bùi Thị Xuân mến tài đã thêu lá cờ có 4 chữ vàng “thiết côn vô địch” tặng ông.
4 Kỳ Nam cung là binh khí huyền thoại của ai?
icon
Lý Văn Bưu
icon
Trần Kỳ Nam
icon
Trần Phù Cát
Giải thích Kỳ Nam cung là vũ khí của hổ tướng Lý Văn Bưu. Ông xuất thân trong gia đình giàu có, chuyên nghề buôn ngựa ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Lý Văn Bưu nổi tiếng với khả năng huấn luyện ngựa và tài bắn cung “trăm phát trăm trúng”. Cây Kỳ Nam cung có cấu trúc đặc biệt, chỗ tay cầm được tháp gỗ quý Kỳ Nam, treo trong phòng, hương trầm thơm ngát. Theo một số tài liệu lịch sử, mỗi khi xông trận, hương trầm làm tăng nội lực, giúp Lý Văn Bưu bắn trúng đích. Kỳ Nam cung đã giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công trên chiến trường, thắng Xiêm (1785), đánh bại quân Thanh (1789).
5 Đâu là tên cây đao huyền thoại của Trần Quang Diệu?
icon
Hoàng Long đao
icon
Xích Long đao
icon
Ô Long đao
Giải thích Huỳnh Long đao là quà mà sư phụ Diệp Đình Tòng tặng cho danh tướng Trần Quang Diệu trước khi qua đời. Cùng với Ô Long đao của Quang Trung - Nguyễn Huệ, Xích Long đao của Lê Sỹ Hoàng, nó tạo thành “tam thần đao” nổi tiếng nhà Tây Sơn. Sinh thời, cây Huỳnh Long đao đã cùng Thái phó Trần Quang Diệu lập những chiến công hiển hách.
6 Tướng duy nhất nào có vợ là đô đốc nhà Tây Sơn?
icon
Lê Văn Hưng
icon
Nguyễn Văn Lộc
icon
Trần Quang Diệu
Giải thích Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là cặp vợ chồng nổi tiếng sử Việt. Trong khi Trần Quang Diệu đi từ anh hùng thời loạn đến vị thái phó lừng danh của vương triều Tây Sơn, Bùi Thị Xuân chính là một trong "Tây Sơn ngũ Phụng thư", nữ đô đốc duy nhất, chỉ huy đội quân voi nổi tiếng. Vợ chồng Trần Quang Diệu đã đi suốt hành trình của nhà Tây Sơn, vào sinh ra tử, lập biết bao chiến công, như chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789). Không chỉ giỏi võ công, Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu còn có tình yêu chung thủy son sắt. Phút cuối cuộc đời, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đã quyết định ở lại cùng chồng sống chết, tuyệt đối không bỏ chạy khi bị quân nhà Nguyễn truy đuổi.
7 Vị tướng nào để lại bài võ Lôi Long đao ngày nay?
icon
Lương Văn Chánh
icon
Võ Văn Dũng
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Võ Văn Dũng vốn người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Năm 20 tuổi, ông gặp được võ sư họ Lương, vốn dòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, xin làm đệ tử. Từ đây, võ công và danh tiếng của ông nổi lên nhanh chóng. Khi gia nhập quân Tây Sơn, Võ Văn Dũng được cho là "quán quân / bách chiến khởi Tây thùy", nghĩa là tiếng tăm Võ Văn Dũng trùm khắp ba quân / trăm trận đánh nổi lên từ bờ cõi phương tây. Nguyễn Nhạc từng ca ngợi ông: "Phá giặc ở trong núi thì dễ. Thắng được cây đao của Võ Văn Dũng mới khó". Vốn là cao thủ võ học, am hiểu về đao pháp, đương thời, Võ Văn Dũng nổi tiếng với cây Lôi long đao tung hoành trên chiến trường. Hiện nay, bài võ Lôi long đao do ông nghiên cứu, biên soạn, vẫn được lưu truyền trong dân gian. Nó đã được đưa vào chương trình 18 bài võ cổ truyền Việt Nam.
8 Vị tướng nào đã làm thơ than khóc khi vua Quang Trung qua đời?
icon
Nguyễn Văn Tuyết
icon
Võ Văn Dũng
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Biết tin vua Quang Trung qua đời, Võ Văn Dũng đau lòng, làm bài thơ than khóc vua, trong đó có hai câu cuối: "Trời để vua ta thêm chục tuổi / Anh hào Đường, Tống hết khoa hùng". Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Võ Văn Dũng về quê, lẩn tránh ở các làng người dân tộc vùng cao. Một số sách sử chép rằng ông đón hai con của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc là Văn Đức, Văn Lương và cháu nội là Văn Đẩu về nuôi, tính chuyện khôi phục nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, năm Minh Mạng thứ 12 (1832), ba chú cháu Văn Đức bị hại. Võ Văn Dũng đau buồn sinh bệnh, mất năm Tân Sửu 1841 (sử nhà Nguyễn chép ông bị vua Gia Long bắt và giết hại).
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Ảnh sử dụng trong bài chỉ mang tính chất minh họa.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.