1 Ai là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật?
icon
Hồ Đắc Di
icon
Phạm Ngọc Thạch
icon
Tôn Thất Tùng
Giải thích Theo sách Những người cùng thời, giáo sư Hồ Đắc Di (1900-1984) là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật.
2 Ông quê ở đâu?
icon
Nghệ An
icon
Hà Tĩnh
icon
Thừa Thiên - Huế
Giải thích Hồ Đắc Di (11/5/1900 - 25/6/1984), sinh ra tại Hà Tĩnh, quê ở làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở cố đô Huế, một dòng họ có tới năm nàng dâu là công chúa, công nữ và có số thượng thư, tổng đốc khó đếm hết. Bà nội của giáo sư là con gái Tùng Thiện Vương Miên Thẩm; cha là quận công Hồ Đắc Trung; hai người anh ruột là thượng thư, cử nhân nho học Hồ Đắc Khải và tổng đốc, tiến sĩ luật khoa Hồ Đắc Điềm; hai người em trai là kỹ sư khoáng học Hồ Đắc Liên và tiến sĩ dược khoa Hồ Đắc Ân...
3 Ông từng du học tại quốc gia nào?
icon
Liên Xô
icon
Pháp
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Năm 1918, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, mìn ở Địa Trung Hải còn chưa quét hết, anh thanh niên họ Hồ Đắc lên đường sang Pháp du học. Là người VN đầu tiên theo học chuyên ngành phẫu thuật, bác sĩ nội trú các bệnh viện Paris, anh bắt đầu có chút tiếng tăm trong giới trí thức thượng lưu Paris và vì là con trai một vị quận công nên anh thường được bạn bè người Pháp gọi là Prince Ho Dac (công tước Hồ Đắc).
4 Sau khi tốt nghiệp, ông về nước công tác tại bệnh viện nào?
icon
Bệnh viện Huế
icon
Bệnh viện Quy Nhơn
icon
Bệnh viện Sài Gòn
Giải thích Sau 13 năm theo học trường y và làm việc tại Bệnh viện Tenon ở Paris, nhà phẫu thuật trẻ tuổi Hồ Đắc Di trở về công tác tại Bệnh viện Huế.
5 Công việc chính của ông tại đây là gì?
icon
Bác sĩ phẫu thuật
icon
Bác sĩ gây mê
icon
Bác sĩ thực tập
Giải thích lòng chứa chan hi vọng đem tài mọn của mình ra thực hiện những lời thề Hippocrate. Nhưng rồi thực tế phũ phàng làm ông thất vọng. Tại Bệnh viện Huế, nơi ông làm việc, bệnh nhân được chia thành hai loại. Những người “hạ đẳng” bị coi khinh chẳng khác gì súc vật, để nằm vật vã, ngổn ngang, chẳng ai chăm sóc. Thầy thuốc Pháp thường tỏ vẻ ghê tởm người bệnh An Nam và coi ông - một đồng nghiệp của họ - chỉ như kẻ để họ sai khiến mà thôi! Là nhà phẫu thuật thực thụ đã từng làm việc tại Bệnh viện Tenon nhưng ông chỉ được họ cho làm bác sĩ tập sự, trong khi những người Pháp bất tài mà ai cũng biết thua kém ông cả về bằng cấp cũng như về kinh nghiệm như Lemoine lại là bác sĩ trưởng, Normet là giám đốc y tế Trung kỳ.
6 Sau này, ông chuyển công tác vào Quy Nhơn vì điều gì?
icon
Vì chữa bệnh gây chết người
icon
Vì xích mích với đồng nghiệp
icon
Vì không được làm đúng chuyên môn
Giải thích Lòng đầy tủi nhục, có lần trông thấy tên Lemoine đã dốt lại còn hống hách, ông giận điên người, vác ghế toan đánh hắn. Sau vụ đó ông bị đổi vào Quy Nhơn. Ít lâu sau ông tìm đường ra Hà Nội.
7 Tại bệnh viện nào, ông vừa giảng bài bên trường y vừa mổ xẻ?
icon
Bệnh viện Bạch Mai
icon
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
icon
Bệnh viện Phủ Doãn
Giải thích Vừa trông thấy ông, bác sĩ Vũ Đình Tụng nói ngay: - Anh ra đây làm gì? Dù là nhà phẫu thuật thực thụ anh cũng sẽ chẳng được người ta cho cầm dao mổ đâu! May lắm chỉ được gây mê! Lại thêm một lần thất vọng. Nỗi đắng cay làm ông bừng tỉnh, chợt thấy rõ điều mà trước kia ông chỉ mới thấy mơ hồ: chung qui chỉ tại ông là người dân mất nước! Khi được Le Roy des Barres, hiệu trưởng trường y, mời đến, ông nói thẳng: - Không cho tôi cầm dao mổ thì tôi dứt khoát không làm! Có lẽ vì quá thiếu người thạo chuyên môn nên hiệu trưởng đành chấp nhận. Từ đó bác sĩ Di vừa giảng bài bên trường y vừa mổ xẻ ở Bệnh viện Phủ Doãn.
8 Tính đến năm 1945, ông đã công bố bao nhiêu công trình nghiên cứu?
icon
35 công trình
icon
37 công trình
icon
39 công trình
Giải thích Tính đến năm 1945, ông đã công bố 37 công trình nghiên cứu trên các tạp chí y học Pháp ở Paris và Viễn Đông. Một số công trình tiêu biểu như: Nghiên cứu Viêm tụy có phù cấp tính (1937); Cách điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn; Các phân tích thống kê phẫu thuật (viết cùng giáo sư Huard), đǎng ở báo Y học Viễn Đông Paris Thủng túi mật hiếm gặp, Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật – 1937; Viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật – 1939…; Một kỹ thuật mới mổ lấy thai nhi – tạp chí Y học Hải ngoại (Pháp); Nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương, Y học Viễn Đông Paris (1944); Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc ở Bắc Kỳ (1944); Phẫu thuật chữa loét dạ dày – tá tràng ở Bắc Kỳ (1944)...
9 Ông là người Việt Nam thứ mấy được công nhận học hàm giáo sư đại học thời Pháp thuộc?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Giải thích Theo sách Những người cùng thời, giáo sư Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được công nhận học hàm giáo sư đại học thời Pháp thuộc.
10 Ông là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học nào sau đây?
icon
Trường Đại học Y - Dược (Đại học Đông Dương)
icon
Trường Đại học Y - Dược (Hà Nội)
icon
Trường Đại học Y khoa (Đại học Quốc gia Việt Nam)
Giải thích Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã giao cho GS. Hồ Đắc Di nhiều trọng trách. Ông hăm hở bắt tay vào việc tổ chức lại Trường Đại học Y Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, GS. Hồ Đắc Di cùng bác sĩ Tôn Thất Tùng tản cư đến Vân Đình. Một tháng sau đó, trường Đại học Y tiếp tục giảng dạy. Khi địch sắp đánh ra Vân Đình, trường di chuyển lên Việt Bắc, dừng lại ở thị xã Tuyên Quang một thời gian, rồi lên Chiêm Hoá. Ngày 6.10.1947, Trường Đại học Y của nước Việt Nam kháng chiến khai giảng năm học mới. Tại núi rừng Việt Bắc, với đội ngũ cán bộ ít ỏi nhưng giàu lòng yêu nước, đội ngũ thầy trò nhà trường đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y khoa để phục vụ kháng chiến với phương châm tự lực cánh sinh, học tại giảng đường, giảng dạy bằng tiếng Việt, đi chiến dịch, quay về bổ túc, rồi tiếp tục đi chiến dịch. Là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa (một thành viên của Đại học Quốc gia Việt Nam) của nước Việt Nam độc lập, tại buổi lễ khai giảng, ông đã thay mặt Ban Giám đốc đón tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí và đọc diễn văn khai mạc.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.