Nghiên cứu cho thấy sự tuyệt chủng hàng loạt không phải lúc nào cũng là một hình thức "hủy diệt sáng tạo", có nghĩa là tạo cơ hội cho các sinh vật mới phát triển. Thay vào đó, nó cho thấy sự tuyệt chủng hàng loạt hiếm khi có liên quan đến tác động hình thành của các loài mới.
Các nhà cổ sinh vật học trước đây đã xác định chính xác 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn bao gồm một số vụ tuyệt chủng hàng loạt nhỏ hơn trong lịch sử hành tinh của chúng ta bằng cách tìm kiếm bằng chứng về sự mất mát của các loài trong hồ sơ hóa thạch.
Nổi tiếng nhất là sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Paleogen, hay còn gọi là sự tuyệt chủng K-T, đã xóa sổ loài khủng long khoảng 65 triệu năm trước.
Nhiều ý kiến thường cho rằng sự kiện này đã tạo ra một vùng đất hoang và xóa sạch một cách hiệu quả, mang lại mảnh đất màu mỡ cho phép các sinh vật như động vật có vú tái định cư và phát tán.
Nhưng trong nghiên cứu mới, được báo cáo trên tạp chí Nature mới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng AI để sàng lọc một bản ghi đầy đủ về các hồ sơ hóa thạch, bao gồm hơn một triệu mục nhập được tạo thành từ gần 200.000 loài.
Tiến sĩ Hoyal Cuthill, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Một số khía cạnh thách thức nhất trong việc hiểu lịch sử sự sống là khoảng thời gian và số lượng lớn các loài có liên quan. Các ứng dụng mới của học máy có thể giúp ích bằng cách cho phép chúng ta hình dung thông tin này ở dạng con người có thể đọc được. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nói, nắm giữ nửa tỷ năm tiến hóa trong lòng bàn tay và có được những hiểu biết mới từ những gì chúng ta thấy".
AI đã phát hiện ra bức xạ thích ứng - quá trình trong đó các sinh vật đa dạng hóa nhanh chóng từ một loài tổ tiên thành vô số dạng mới, và sự tuyệt chủng hiếm khi xảy ra song song với nhau, gạt bỏ ý tưởng cho rằng sự tuyệt chủng hàng loạt nhất thiết dẫn đến bức xạ thích ứng của các loài, giống như một chu kỳ sâu sắc nào đó của tự nhiên. Dường như sự tuyệt chủng hàng loạt không nhất thiết là động cơ của bức xạ tiến hóa.
Ví dụ, lấy sự bùng nổ kỷ Cambri. Đây là thời kỳ cách đây khoảng 541 triệu năm khi hầu hết các nhóm động vật chính lần đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch, đánh dấu buổi bình minh của các loài động vật di động cao được trang bị các đặc điểm giải phẫu hiện đại.
Nghiên cứu mới này cho thấy sự bùng nổ kỷ Cambri, cùng với một số sự bùng nổ đáng kể khác về đa dạng động vật, thường xảy ra vào những thời điểm tách biệt rộng rãi với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
"Thực tế, hệ sinh thái rất năng động, bạn không nhất thiết phải cắt bỏ một phần hiện có để cho phép một cái gì đó mới xuất hiện", tiến sĩ Nicholas Guttenberg, đồng tác giả nghiên cứu từ Viện Công nghệ Tokyo, giải thích.