Apple nỗ lực “giải vây” lệnh cấm iPhone tại Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Công nghiệp Indonesia mới đây đã chặn giấy phép bán iPhone 16 của Apple và trước đó điện thoại Pixel của Google với lý do chưa đáp ứng được yêu cầu nội địa hoá 40% cho sản phẩm công nghệ. Động thái này nhằm gia tăng áp lực với các tập đoàn công nghệ quốc tế, buộc họ phải đẩy mạnh vào sản xuất trong nước để bảo vệ và phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tính đến thời điểm hiện tại Apple đã đầu tư 1,5 nghìn tỷ IDR (tương đương 96,2 triệu USD) thông qua các học viện đào tạo lập trình viên, song không có nhà máy độc lập nào tại Indonesia. Tuy nhiên, theo các nguồn tin nội bộ, hãng này đã đề xuất đầu tư 10 triệu USD để được hợp tác với các nhà cung cấp địa phương và xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện cho hãng này tại thành phố Bandung, phía đông nam Jakarta.

Khoản đầu tư tuy nhỏ so với quy mô của Apple, nhưng có thể giúp hãng tiếp cận thị trường gần 280 triệu dân của Indonesia, với phần lớn người dùng trẻ và yêu công nghệ. Bộ Công nghiệp Indonesia đang cân nhắc về đề xuất này, nhưng đây không phải là đề xuất cuối cùng và có thể thay đổi và dự kiến ​​sẽ sớm đưa ra quyết định.

Chính phủ Indonesia có thể xem đây là một thắng lợi, nhưng sự cứng rắn có thể khiến các công ty khác do dự khi muốn mở rộng đầu tư tại quốc gia này. Đầu năm 2024, nước này đã áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu trên hàng loạt sản phẩm nhằm thúc đẩy nội địa, nhưng động thái này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp đã có hoạt động sản xuất lâu năm như Tập đoàn LG, họ phàn nàn rằng không thể nhập khẩu một số linh kiện nhất định để phục vụ cho hoạt động sản xuất một số mặt hàng như máy giặt hay tivi.

Dù liên tục yêu cầu các công ty nước ngoài đẩy mạnh sản xuất tại Indonesia, ngành công nghiệp của nước này vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn. Tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất vào GDP của quốc gia Đông Nam Á này đã giảm từ 21,1% vào năm 2014 xuống còn 18,7% trong năm 2023.

Theo SCMP
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đứng trước khó khăn
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đứng trước khó khăn
(Ngày Nay) - Ngày 13/11, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức công bố báo cáo dự báo thường niên cho biết nền kinh tế nước này vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng yếu cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục chậm lại.
Kỷ nguyên vàng cho tiền điện tử
Kỷ nguyên vàng cho tiền điện tử
(Ngày Nay) - Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể mở ra một kỷ nguyên vàng cho ngành công nghiệp tiền điện tử, khi ngành này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người đã hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông.
Nghệ thuật dân gian vẫn luôn có sức hút đặc biệt
Nghệ thuật dân gian vẫn luôn có sức hút đặc biệt
(Ngày Nay) - Sự thịnh hành của nhiều trào lưu âm nhạc mới khiến âm nhạc truyền thống có nguy cơ bị lãng quên. Nhưng với Đinh Thảo - một trong những người sáng lập CLB Chèo 48h, cô tin rằng, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn có sức hút đặc biệt, và cô bị thôi thúc phải xây dựng sân chơi về văn hóa nghệ thuật cổ truyền.
Đồng USD tăng giá nhẹ
Đồng USD tăng giá nhẹ
(Ngày Nay) - Tỷ giá sáng nay (14/11) giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) tại ngân hàng tăng nhẹ, trong khi tỷ giá với đồng Nhân dân tệ (NDT) quay đầu giảm.
Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng
(Ngày Nay) - Trong hai ngày 12 và 13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Mỹ: Các cam kết chuyển giao quyền lực
Mỹ: Các cam kết chuyển giao quyền lực
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 13/11 đã gặp nhau tại Nhà Trắng để thảo luận về công tác chuyển giao quyền lực sau khi ông Trump giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 5/11 vừa qua trước đối thủ đến từ đảng Dân chủ là đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris.
Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi
Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi
(Ngày Nay) - Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.