Các chuyên gia cho biết: “Đạo luật này là một bước tiến lịch sử trong việc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Argentina và trở thành hình mẫu cho toàn khu vực và hơn thế nữa”.
Phá thai an toàn hơn
Cho đến nay, quốc gia chủ yếu theo Công giáo chỉ cho phép phá thai trong trường hợp bị cưỡng hiếp hoặc khi sức khỏe của người phụ nữ gặp nguy hiểm, mặc dù, các chuyên gia đã chỉ ra rằng trên thực tế, việc phá thai thường không được thực hiện ngay cả với những lý do đó.
Họ nói: “Chúng tôi tin rằng luật này sẽ giúp phá thai an toàn hơn”, “Việc hình sự hóa phá thai không giúp gì nhiều để chấm dứt thai kỳ, mà chỉ đơn giản là đẩy phụ nữ đến phá thai bất hợp pháp, không an toàn, và hậu quả là nhiều phụ nữ đã chết”.
Luật hiện hành cũng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái sống trong cảnh nghèo khó, không có khả năng ra nước ngoài hoặc chi trả cho một thủ tục an toàn. Hơn nữa, luật hiện hành góp phần vào việc buộc phải tiếp tục mang thai, ngay cả trong trường hợp việc mang thai là do bị cưỡng hiếp.
Các chuyên gia cho biết phụ nữ và trẻ em gái có quyền bình đẳng, toàn vẹn về thể chất và tinh thần và quyền riêng tư, đòi hỏi họ phải được hưởng quyền tự quyết định về việc mang thai của mình.
Và theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những quốc gia mà phụ nữ được tiếp cận thông tin, các biện pháp tránh thai và quyền bỏ thai có tỷ lệ bỏ thai thực tế thấp nhất.
Một trận chiến khó thắng
Trong bối cảnh nhiều nỗ lực không thành công để thông qua Quốc hội Argentina trong những năm gần đây, các chuyên gia đã hoan nghênh sự huy động phi thường của tất cả các nhà hoạt động trong nước đã góp phần vào việc thông qua luật này.
Đồng thời, họ cảnh báo rằng còn nhiều việc phải làm để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái cũng như tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe sinh sản và tình dục”.
Các chuyên gia nhấn mạnh: “Điều quan trọng hiện nay là luật phải được áp dụng trên toàn quốc và không bị các chương trình nghị sự chính trị hoặc giáo điều tôn giáo làm khó khăn”.
Báo chí đưa tin rằng sau một cuộc tranh luận liên tục kéo dài suốt đêm, cuộc bỏ phiếu đưa ra quyết định được tổ chức vào lúc 4:00 sáng - ghi 38 ủng hộ, 29 phản đối và một bỏ phiếu trắng.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã nêu lên quan ngại của họ về một điều khoản phản đối công tâm cho phép các chuyên gia y tế không thực hiện phá thai nếu điều này vi phạm niềm tin cá nhân của họ. Họ nhấn mạnh: “Điều khoản này không nên trở thành một rào cản mới để tiếp cận kịp thời với các dịch vụ phá thai”.