ASEAN kêu gọi đẩy nhanh hợp tác khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức Hội nghị điều phối lần thứ 17 về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (SOC-COM) nhằm thảo luận hợp tác khí hậu trong khu vực.
ASEAN kêu gọi đẩy nhanh hợp tác khí hậu

Tham dự hội nghị có các thành viên Ủy ban các quan chức cấp cao Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (SOCA), đại diện các cơ quan ngành trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), cũng như các tổ chức khu vực.

Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách ASCC Ekkaphab Phanthavong nhấn mạnh: “Để đảm bảo một ASEAN có khả năng phục hồi và bền vững phù hợp với Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN năm 2025, chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn để giảm thiểu và xử lý trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu”. Tại hội nghị, các diễn giả đến từ các cơ quan ngành của ASEAN và các tổ chức khu vực đã cung cấp thông tin cập nhật về tiến trình hợp tác khu vực trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN về môi trường nhắc lại cam kết của ASEAN xây dựng một cộng đồng khu vực gắn kết, có khả năng chống chịu với khí hậu, trong đó có cam kết của các nước thành viên nhằm đạt mục tiêu trung hòa khí carbon được thông báo tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (COP 26) về biến đổi khí hậu.

Hội nghị đã thảo luận các hoạt động và sáng kiến khí hậu do Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN thực hiện, nhất là việc xây dựng dự thảo thứ nhất Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy và tăng cường các quan hệ đối tác và sự can dự với các bên liên quan của ASEAN – trong đó có giới trẻ - cũng là một trong những chủ đề được thảo luận tại hội nghị.

Brunei - Chủ tịch đương nhiệm ASEAN – đã nhấn mạnh sáng kiến “Thanh niên ASEAN về hành động khí hậu (ASEANyouCAN)” nhằm thúc đẩy nhận thức, hòa nhập, trao quyền, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của thanh niên về các vấn đề biến đổi khí hậu.Brunei cũng khuyến khích các quốc gia thành viên tiếp tục thực hiện Tuyên bố Bandar Seri Begawan về sáng kiến chiến lược và toàn diện nhằm liên kết các ứng phó của ASEAN trước các tình huống khẩn cấp và thảm họa thiên tai (ASEAN SHIELD).

Các quan hệ đối tác, huy động nguồn lực để thành lập và vận hành Trung tâm biến đổi khí hậu ASEAN cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho công tác nghiên cứu, phát triển, điều phối và hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu.

SOC-COM lần thứ 17 cũng thảo luận vấn đề tài trợ cho phát triển bền vững và sự phối hợp giữa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và ASCC nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Các sáng kiến được thảo luận gồm Khung kinh tế tuần hoàn cho ASC, Bộ phân loại ASEAN cho tài chính bền vững và vai trò của Ủy ban điều phối liên ngành ASEAN về các sáng kiến bảo hiểm và tài trợ rủi ro thiên tai.

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch SOCA Hajah Nor Ashikin Binti Haji Johari đã nhấn mạnh vai trò nổi bật của SOC-COM trong việc tăng cường phối hợp liên ngành và liên trụ cột, đặc biệt trong việc hỗ trợ ASEAN phục hồi hậu đại dịch COVID-19 và hướng tới một cộng đồng bền vững và kiên cường.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.