Biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2021 đã chứng kiến hoàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn cầu. Hàng trăm người đã chết do mưa bão và nắng nóng, trong khi người nông dân phải vật lộn với hạn hán hoặc châu chấu.
Nạn châu chấu hoành hành tại các nước Đông Phi. Ảnh: Reuters
Nạn châu chấu hoành hành tại các nước Đông Phi. Ảnh: Reuters

Nhiều hiện tượng thời tiết đã trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán nhiều thảm họa khí hậu sẽ xuất hiện dày đặc hơn khi bầu khí quyển Trái đất tiếp tục ấm lên trong suốt thập kỷ tới.

Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận liệu biến đổi khí hậu có gây ra thời tiết cực đoan hay không, nhưng việc Bắc Cực ấm lên đang gây ra nhiều thời tiết khó lường hơn trên toàn cầu.

Mở màn cho một loạt sự kiện thời tiết cực đoan là đợt giá lạnh bất thường ập đến bang Texas vốn nổi tiếng nắng nóng của Mỹ vào tháng 2, khiến 125 người thiệt mạng và hàng triệu người sống trong cảnh giá rét do mất điện.

Cùng tháng, tại Kenya và các khu vực khác của Đông Phi phải đối mặt với nạn châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Loài côn trùng này đã phá hoại mùa màng và bãi chăn thả gia súc của người nông dân. Các nhà khoa học cho biết, hình thái thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra đã tạo điều kiện lý tưởng cho châu chấu phát triển mạnh.

Tháng 3, bầu trời Bắc Kinh chuyển sang màu cam và các chuyến bay buộc phải hạ cánh sau khi một trận bão cát lớn nhất trong một thập kỷ quét qua thủ đô Trung Quốc.

Hàng năm, chính phủ Trung Quốc đều cho trồng cây tại sa mạc phía bắc nước này để làm ổn định mặt đất và chống gió. Các nhà khoa học dự đoán biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sa mạc hóa, vì mùa hè nóng hơn và mùa đông khô hơn làm giảm độ ẩm.

Tới tháng 6, gần như toàn bộ miền Tây nước Mỹ bị bao trùm bởi một đợt hạn hán. Nông dân phải từ bỏ mùa màng, các quan chức thông báo các biện pháp khẩn cấp và hồ chứa Đập Hoover chạm mức thấp nhất mọi thời đại.

Hàng trăm người cũng đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng kỷ lục ở bờ Tây nước Mỹ và Canada, nắng nóng kéo dài nhiều ngày khiến các đường dây điện bị tan chảy. Thành phố Portland (bang Oregon, Mỹ) ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 46,7 độ C.

Sáng tháng 7, trận lũ lụt thảm khốc đã giết chết hơn 300 người ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Chỉ trong vòng 3 ngày, tỉnh này đã hứng chịu lượng mưa tương đương cả năm.

Biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm 2021 ảnh 1

Mưa lũ kinh hoàng xảy ra tại miền Trung Trung Quốc vào mùa hè năm nay. Ảnh: Reuters

Mưa lũ cũng quét dọc các nước Tây Âu như Đức, Bỉ và Hà Lan khiến gần 200 người thiệt mạng. Các nhà khoa học kết luận rằng biến đổi khí hậu đã làm cho lũ lụt có nguy cơ xảy ra cao hơn 20%.

Cả khu vực Nam Mỹ cũng phải hứng chịu một đợt hạn hán kéo dài suốt mùa hè. Trong khi Chile đang phải chịu đựng một trận siêu hạn hán kéo dài một thập kỷ thì Brazil cũng chứng kiến ​​một trong những năm khô hạn nhất trong một thế kỷ.

Tại Argentina, sông Parana, con sông dài thứ hai Nam Mỹ, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1944.

Sáng tháng 8, vùng Địa Trung Hải đã trải qua một mùa hè khô hạn kỷ lục, khiến hàng nghìn người tại ba nước Algeria, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ phải đi sơ tán hoặc đổ xô ra các bãi biển tránh nóng.

Biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm 2021 ảnh 2

Đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán ở miền Tây nước Mỹ đã làm phát sinh các trận cháy rừng lớn nhất trong lịch sử hai bang California và Oregon. Ảnh: Reuters

Gần như tất cả các sông băng trên thế giới đều tan chảy do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Trên dãy núi Alps, các nhân viên của khu nghỉ mát Thụy Sĩ đã đã phải làm mọi cách để bảo vệ lớp băng trên núi Titlis trong những tháng mùa hè.

Thụy Sĩ đã mất 500 sông băng và có thể mất 90% trong số 1.500 sông băng còn lại vào cuối thế kỷ này, nếu lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng.

Tháng 9, siêu bão Ida đổ bộ vào miền Nam nước Mỹ, giết chết gần 100 người và gây thiệt hại ước tính 64 tỷ USD. Tàn dư của bão Ida cũng gây ra những trận mưa lớn gây lũ quét khắp vùng Đông Bắc giàu có của nước Mỹ.

Biến đổi khí hậu khiến sức tàn phá của các cơn bão gia tăng, đồng thời khiến chúng tồn tại lâu hơn trên đất liền. Các nghiên cứu cũng cho thấy những trận siêu bão đang trở nên phổ biến hơn ở vùng Bắc Đại Tây Dương.

Tháng 11, trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 60 năm xảy ra ở Nam Sudan đã ảnh hưởng đến khoảng 780.000 người.

Một cơn bão lớn đã trút lượng mưa tương đương cả tháng trong vòng hai ngày ở tỉnh British Columbia của Canada, gây ra lũ lụt và lở đất, phá hủy hệ thống giao thông. Đây có thể là thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử Canada, chính phủ nước này vẫn đang đánh giá thiệt hại của cơn bão.

Theo Reuters
Chiến thắng 2-0 ngay trên sân đối phương "mở toang" cánh cửa vào chung kết AFF Cup với Đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
AFF Cup 2024: Việt Nam giành lợi thế trước Singapore
(Ngày Nay) - Hai pha lập công liên tiếp ở những phút bù giờ của bộ đôi tiền đạo Tiến Linh và Xuân Son đã giúp Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?