Báo động tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ tuổi học đường

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Khác với người lớn, trẻ em trầm cảm sớm sẽ có xu hướng tự sát, tự gây thương tích dẫn đến những hậu quả đau lòng về sau.

Bệnh nhi được tư vấn tâm lý tại BV Nhi Trung ương.
Bệnh nhi được tư vấn tâm lý tại BV Nhi Trung ương.

Mới đây, tại BV Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp một bé gái 12 tuổi trong tình trạng thở ô-xy do thắt cổ tự tử, dù được các bác sĩ tích cực cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi. Qua tìm hiểu được biết, căn nguyên dẫn đến hành động đáng tiếc của cháu bé xuất phát từ việc cháu bị cô giáo phê bình ở lớp vì nói chuyện, làm việc riêng. Cháu cho rằng mình không làm điều này nhưng về nhà gia đình yêu cầu viết bản kiểm điểm. Gia đình tưởng mọi chuyện đã xong, nhưng sau đó phát hiện cháu treo cổ trên tầng 2.

Một trường hợp khác là bé gái 13 tuổi bị trầm cảm. Bé gái này cũng từng có ý tưởng tự sát. Khi trò chuyện các bác sĩ nhận thấy, bé gái này không chia sẻ được với bố mẹ mà chỉ thường xuyên tâm sự, trò chuyện với anh trai. Khoảng 2 tháng gần đây, anh trai đi du học khiến cháu bé hụt hẫng, buồn chán.

TS bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, BV Nhi Trung ương cho rằng, đây là những trường hợp trẻ mắc rối loạn tâm thần tuổi học đường, cách giải quyết vấn đề của trẻ hết sức bồng bột, manh động. “Rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em được coi là sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong việc phát triển tư duy, hành vi, kỹ năng xã hội hoặc điều chỉnh cảm xúc phù hợp với lứa tuổi. Những vấn đề này khiến trẻ em lo lắng và làm gián đoạn khả năng hoạt động tốt của trẻ ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống xã hội khác. Nhiều trẻ em thỉnh thoảng trải qua nỗi sợ hãi và lo lắng, hoặc các hành vi gây rối”.

Năm 2019, BV Nhi Trung ương có tiến hành một cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên cho thấy, tỷ lệ trầm cảm với các mức độ khác nhau ở Hà Nội là 31,3% và Hưng Yên là 18,6%; Tỷ lệ lo âu tại Hà Nội là 42,6% và Hưng Yên là 36,5%; Tỷ lệ trẻ stress tại Hà Nội là 38,8% và Hưng Yên là 21,8%. Qua khảo sát cho thấy ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có vẻ có xu hướng cao hơn ở tỉnh, thành khác. Trẻ nữ tỷ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp.

Về những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ, TS Minh Loan cho biết, trẻ ở lứa tuổi đi học dành tương đối nhiều thời gian tại trường học. Môi trường học đường có nhiều yếu tố bảo vệ cũng như cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các các rối loạn cho trẻ trong đó, đầu tiên phải kể đến yếu tố căng thẳng trong học tập. Điều này có thể gây ra bởi sự kỳ vọng của gia đình.

Yếu tố nguy cơ nữa là sự thiếu hỗ trợ, cụ thể là sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo, các hoạt động giải trí. Tiếp theo là môi trường học đường bất ổn, bạo lực học đường - Vấn đề đáng lo ngại là học sinh gây ra bạo lực học đường không chỉ em trai mà cả em gái. Cùng đó, quá trình chuyển cấp cũng có thể gây sang chấn với trẻ khiến trẻ học tập sút kém, lo âu; việc thay đổi tâm sinh lý khiến trẻ nhạy cảm, dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Vì chưa trưởng thành nên đôi khi các em giải quyết vấn rất manh động...

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.