Báo động: Xét nghiệm 67 người ở Hà Nội thì 31 người tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu

Chỉ xét nghiệm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu đối với nhóm 67 người ở Hà Nội, nhưng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế đã phát hiện đến 31 người ở mức nguy cơ...
Báo động: Xét nghiệm 67 người ở Hà Nội thì 31 người tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường vừa công bố xét nghiệm được thực hiện từ ngày 19/1 vừa qua, là xét nghiệm định tính định kỳ của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế trên các mẫu ngẫu nghiên.

Sốc với kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội

Đối tượng xét nghiêm gồm 67 người tham gia (32 nam, 35 nữ) đều là học viên tại một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từ 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.

67 người tham gia lần lượt được chọc kim vào đầu ngón tay để lấy máu, giọt đầu tiên bỏ đi, những giọt tiếp theo được đem đi ly tâm, tách lấy huyết tương sau đó nhỏ vào chất chỉ thị màu để kiểm tra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu.

Sau 5-7 phút, nếu giấy thử vẫn giữ nguyên màu vàng là bình thường; chuyển màu vàng sậm là ở mức an toàn; chuyển màu xanh là nhóm có nguy cơ, còn xanh đậm là mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.

Kết quả cho thấy, trong tổng số 67 người tham gia xét nghiệm chỉ có 35 người ở mức an toàn; 31 người ở mức nguy cơ (tức là đang có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu); 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn mức nguy cơ). Đáng nói là, hầu hết là các đối tượng không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cho biết, dù diện nghiên cứu rất hẹp song kết quả này cũng khá giật mình là lời cảnh tỉnh với tất cả người dân.

Sờ, hít hay sử dụng các sản phẩm rau, hoa, quả tồn dư thuốc trừ sâu đều có hại cho sức khỏe

“Trên thực tế, việc hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật xảy ra khi hít phải, uống phải hoặc tiếp xúc qua da và niêm mạc, do đó nhiều người dù không tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nhưng trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau, hoa quả còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hít phải đều bị nhiễm”- PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho hay.

Cũng theo thông tin của Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, các loại hoa tươi cũng là nguồn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu nhưng ít người để ý nên vẫn thoải mái sờ, hít hoa. Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường đã từng làm thí nghiệm, lấy một bó hoa tươi cắm vào nước, sau đó lấy nước này để xét nghiệm, phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn trong đó.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải cho rằng, thực tế này là cảnh báo rất lớn đến cộng đồng. Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu. Nếu thuộc nhóm nguy cơ nhưng thời gian kéo dài sẽ thành ngộ độc mạn tính.

Khi ngộ độc thuốc trừ sâu ở dạng cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi...

Tuy nhiên khi ở dạng ngộ độc mạn tính, các biểu hiện thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Lúc này, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư...

Các chuyên gia chống độc cho biết bình thường, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ở thực phẩm, do người dân sử dụng, làm đồng, phun thuốc bảo vệ thực vật. Những người sống chung trong gia đình có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật có thể xảy ra.

Nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu không chỉ với người làm nông, gia đình ở nông thôn mà những người ở thành phố cũng có nguy cơ nhiễm bởi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm như rau, quả. Khi ăn thực phẩm còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thì nguy cơ nhiễm độc rất lớn.

Có nhiều trường hợp mệt mỏi, suy nhược cơ thể không rõ nguyên nhân khi đi khám thì kết quả xét nghiệm máu cho thấy men cholinesterase trong máu giảm nặng. Chẩn đoán xác định nhiễm độc mạn tính thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ. Trường hợp này gặp nhiều ở những người dân làm nông nghiệp thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.

Theo SK&ĐS
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.