Bão số 9 cộng hưởng nhiều hình thái sẽ gây hậu quả khôn lường

Cơn bão số 9 khi xảy ra sẽ tác động phối trộn với gió mùa Đông Bắc, tạo ra những kiểu khúc xạ hay thay đổi, gây nên ngưng tụ mưa nhiều.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó bão số 9.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó bão số 9.

Áp thấp nhiệt đới đã bắt đầu vào Biển Đông ở trên khu vực quần đảo Trường Sa và đang tiến tới hình thành cơn bão số 9, với những được điểm đáng chú ý là: Thứ nhất, hướng tuyến cơn bão theo dự báo đến nay là hướng thẳng vào Nam Trung Bộ. Nhiều đài quốc tế cũng có dự báo tương tự. Thứ hai, bão càng tiến vào gần đất liền thì di chuyển chậm lại nhưng cường độ mạnh tăng lên.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cảnh báo, nếu tiếp tục đổ bộ vào khu vực này, cơn bão số 9 với đúng hướng tiến, đúng cấp độ và khả năng cộng hưởng với nhiều hình thái sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.

“Nếu bão số 9 đổ bộ vào đất liền theo đúng dự báo này thì sẽ rất nguy hiểm. Tốc độ di chuyển của bão chậm thì hơi nước tích tụ càng nhiều, dự báo mưa càng lớn. Cơn bão số 9 khi xảy ra sẽ tác động phối trộn với gió mùa Đông Bắc, tạo ra những kiểu khúc xạ hay thay đổi, gây nên ngưng tụ mưa nhiều. Đây là những hình thái mà chúng ta phải hết sức cảnh giác. Nhất là khi bão đổ bộ vào những vùng mà nhiều năm trước chưa từng xảy ra”, ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Sau khi hoàn lưu bão số 8 gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng tại tỉnh Khánh Hòa, nhiều khu vực tại tỉnh Phú Yên cũng hứng chịu giông lốc nguy hiểm, Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai khẳng định tầm quan trọng trong chủ động ứng phó với cơn bão số 9 sắp tới. Do đó, đại diện lãnh đạo 9 khu vực ven biển, 5 khu vực Tây Nguyên và TP HCM đã được mời tham dự Hội nghị trực tuyến ứng phó với áp thấp nhiệt đới-bão diễn ra sáng 22/11, để nghe cập nhật tình hình bão số 9 và nêu các giải pháp chuẩn bị ứng phó bão.

Theo Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường, không chỉ các khu vực nêu trên phải chuẩn bị, chủ động đón bão, mà cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng phải đề phòng.

Kiên quyết di dời dân khỏi vùng nguy hiểm

Nêu ý kiến kết luận chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các bộ ngành liên quan, Ủy Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Nông nghiệp, Y tế… không chủ quan và phải chủ động đề ra, rà soát các biện pháp ứng phó cơn bão.

Phó Thủ tướng khẳng định, đầu tiên phải an toàn cho người dân; phải yêu cầu toàn bộ tàu thuyền trên biển phải về nơi trú tránh an toàn.

Bộ đội Biên phòng, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các địa phương, không chủ quan. Tàu thuyền đã vào nơi trú phải được neo đậu an toàn, kiên quyết không để xảy ra nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến tính mạng của bà con ngư dân. Khách du lịch tại các địa phương bị ảnh hưởng của bão cũng phải được thông báo tình hình. Chính quyền địa phương phải hết sức lưu ý, đảm bảo an toàn cho du khách.

Với nguy cơ sạt lở, khả năng triều cường lên khi mưa lớn… các vùng nguy hiểm đã có kế hoạch sơ tán dân thì phải theo dõi sát sao tình hình cụ thể, đảm bảo không để xảy ra tổn thương cho người dân.

“Bảo vệ an toàn các công trình hồ đập, các công trình hạ tầng, nhà ở của người dân. Phương châm 4 tại chỗ, chúng ta phải chủ động từ cơ sở, chuẩn bị sẵn lực lượng tại chỗ, chủ động về phương tiện, thiết bị... Lãnh đạo, Chủ tịch UBND tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt. Đảm bảo an toàn cho người dân trên đất liền, trên biển, di dời người dân khỏi những khu vực nguy hiểm, những ngôi nhà yếu, những khu vực vùng cao, vùng núi dễ xảy ra lũ quét, sạt lở…”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương sẵn sàng lực lượng để sơ tán dân một cách quyết liệt. Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng với các địa phương, các quân khu, các đơn vị vũ trang trên bàn chủ động sẵn sàng lực lượng để ứng phó trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân sau khi bão đi qua.

Cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy Văn quốc gia tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, đưa ra dự báo nhanh chóng, chính xác. Các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền rộng rãi, đồng hành với công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Theo VOV
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.