Bảo tồn phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Phố phường Thăng Long xưa dù đi qua những thăng trầm nhưng dấu ấn còn đến ngày nay vẫn là những phố nghề, phường nghề buôn bán sôi động, tên hàng gắn với tên phố. Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội, trong đó có phố Đông Nam dược Lãn Ông đang được quận Hoàn Kiếm quan tâm.
Bảo tồn phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông” do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Hội Đông y Hoàn Kiếm tổ chức ngày 20/4 đã đề cập đến nhiều giải pháp giữ gìn, phát triển nghề Đông Nam dược và y học cổ truyền tại phố Lãn Ông.

Độc đáo con phố cổ

Phố Lãn Ông, kéo dài khoảng 180 mét, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, hiện thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm. Cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (tức “phố Phúc Kiến”), do có nhiều Hoa kiều từ tỉnh Phúc Kiến đến sinh sống. Vào năm 1946, con phố này đã được đổi tên thành Lãn Ông, theo tên một danh y lừng danh của đất Việt.

Phố Lãn Ông nổi tiếng là nơi tập trung của nghề Đông y, buôn bán thuốc nam, thuốc bắc - loại thuốc y học cổ truyền. Mọi người đều biết đến là con phố chuyên kinh doanh về Đông Nam dược, với các biển hiệu bằng gỗ, bằng đồng cổ kính ghi tên các nhà thuốc đã tồn tại hàng trăm năm.

Những người đầu tiên làm nghề thuốc ở phố Lãn Ông là một số Hoa kiều, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến dòng họ “Phó” đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó còn có hàng chục lương y người Việt thành danh trên phố, họ có gốc gác phần lớn là từ những làng nghề làm thuốc có truyền thống như: Đa Ngưu, Nghĩa Trai, Ninh Hiệp, Đồng Tâm, hay từ những vùng đất học giỏi như: Nhân Chính, Đông Ngạc (Hà Nội), Hành Thiện (Nam Định)… Ngày nay, phố Lãn Ông vẫn sôi động với gần 50 cơ sở kinh doanh thuốc Nam và các Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, giữ vững nghề truyền thống giữa lòng Hà thành.

Bà Trần Thị Tuyết Mai, 77 tuổi, kinh doanh thuốc Đông Nam dược tại số 36 Lãn Ông cho biết: Dù có nhiều thăng trầm nhưng nghề Đông Nam dược vẫn được bà con trong phố gìn giữ và ngày càng phát triển. Cụ Tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sắp được thế giới vinh danh là Danh nhân Y học, là niềm tự hào của tất cả những người làm Đông y dược, song cũng là trách nhiệm với tất cả những người làm nghề phải học hỏi, duy trì và phát triển nghề sao cho xứng danh với tiếng thơm đã được hưởng. Bà con trong khu phố tiếp tục học hỏi, nghiên cứu, phát huy cao nhất giá trị nhân văn của nghề Đông y, góp phần nâng cao sức khỏe trong cộng đồng, duy trì nghề cho nhiều thế hệ mai sau.

Ngày nay, phố Lãn Ông chiếm gần 90% số hộ đăng ký kinh doanh thuốc Y học cổ truyền và Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Thuốc Đông Nam dược ở phố Lãn Ông cung cấp không chỉ Hà Nội mà khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ các loại thuốc cao cấp như: Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, cho tới các loại thảo dược khô hoặc tán bột, với đủ các sản vật từ miền núi cao như: Ngải tượng, hoài sơn, tam thất, tắc kè…, cho đến hải sâm, hải mã, ô tặc cốt… của miền duyên hải.

Nghề thuốc Đông y ở phố Lãn Ông không chỉ nổi tiếng với các kỹ thuật nghề, các phương pháp điều trị đa dạng, mà giá trị của nghề còn được thể hiện qua các Y huấn mà những bậc tiền nhân để lại, như Hải Thượng Lãn Ông với tư tưởng nhân văn “sống vì mọi người”, tinh thần “học tập suốt đời” cùng Y huấn về 8 điều nên làm của một vị lương y là “Nhân – Đức – Lượng – Khiêm – Minh – Trí – Thành – Cần”, hay “Nam dược trị Nam nhân” của Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Cùng với chuyên doanh thuốc Đông Nam dược, các Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền của các lương y luôn tấp nập người đến thăm khám. Hiện nay, con em các lương y hầu hết đều có bằng cấp được đào tạo chuyên ngành bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền. Một số lương y cao tuổi hiện còn tham gia khám chữa bệnh y học cổ truyền như lương y Phạm Xuân Nội (số nhà 69 Lãn Ông), lương y Nguyễn Kim Bảng (số nhà 56 Lãn Ông), bác sĩ Tạ Văn Minh (số nhà 55 Lãn Ông)…

Bảo tồn một phố nghề quý

Trước đó, năm 2014 - 2015, UBND quận Hoàn Kiếm đã triển khai dự án trùng tu và chỉnh trang phố Lãn Ông để bảo tồn và phát huy giá trị của phố nghề truyền thống Đông Nam dược. Mục tiêu của dự án là bảo tồn, khôi phục không gian kiến trúc, không gian nghề y dược truyền thống trên phố Lãn Ông, chỉnh trang, nâng chất lượng các công trình kiến trúc qua các thời kỳ để mang lại cái nhìn toàn cảnh về lịch sử, văn hóa của con phố này. Quá trình triển khai trùng tu, chỉnh trang được người dân nhiệt tình ủng hộ. Sau khi hoàn thành, phố Lãn Ông mang một diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ được kiến trúc cũ.

Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Đậu Xuân Cảnh chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển của nghề Đông y và đưa ra thực trạng công tác phát triển Đông y cũng như phố nghề Lãn Ông. Ông Đậu Xuân Cảnh cũng đề xuất hướng phát triển đáp ứng yêu cầu gắn kết phát triển Đông y, phố nghề Lãn Ông với du lịch và bảo tồn di sản văn hóa Đông y.

Bên cạnh đó, quan điểm về xu hướng “vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa kết hợp với du lịch” nhận được sự quan tâm của nhiều người. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản bày tỏ quan điểm, cần tăng cường loại hình du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe bởi nó đem lại nhiều ý nghĩa tích cực và phù hợp với giai đoạn hiện nay. Song để làm được điều này cần nâng cao chất lượng sản phẩm và kĩ năng chuyên môn của các lương y, cùng với đó là sự hỗ trợ sát sao của các cơ quan, bộ, ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực Đông y.

Phố nghề Lãn Ông hiện cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn cho người dân Thủ đô và du khách trong và ngoài nước, góp phần vào quảng bá hình ảnh nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phố nghề nói riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và nói chung của thành phố Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.