Bé gái 6 tuổi bị búi tóc khổng lồ chặn ngang đường ruột

(Ngày Nay) - Bác sĩ cho biết, búi tóc lớn trong dạ dày xuất phát từ thói quen thích nhai và ăn tóc của bé gái.
Búi tóc khổng lồ gây tắc ruột cho bé gái - Ảnh: Pháp luật TP.HCM
Búi tóc khổng lồ gây tắc ruột cho bé gái - Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Thông tin từ VietNamNet cho biết, vừa qua khi thấy con gái 6 tuổi bị đau bụng từng cơn, ói dịch có màu vàng xanh, gia đình ở Đồng Nai vội đưa tới cơ sở y tế kiểm tra. Tuy nhiên khi các triệu chứng tăng dần, bé được chuyển tới bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM).

Theo BS Nguyễn Hiền - Khoa ngoại - Phòng Chỉ đạo tuyến BV Nhi Đồng 2, từ kết quả siêu âm và chụp X-quang, nhận thấy có búi tóc lớn trong dạ dày bé gái. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc Rapunzel và chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.

Quá trình mổ, bác sĩ nhận thấy ở đoạn ruột non của bé có 1 búi tóc rất to gây tắc nghẽn đường ruột. May mắn bé chưa bị thủng ruột khi được phát hiện kịp thời.

Bé gái 6 tuổi bị búi tóc khổng lồ chặn ngang đường ruột ảnh 1

Búi tóc từ ruột bé gái được bác sĩ phẫu thuật lấy ra ngoài (Ảnh: VietNamNet)

7 ngày sau mổ, sức khỏe bé gái dần ổn định. Trước khi xuất viện, bé được khám, tư vấn tâm lý.

Trao đổi với báo Công an TP.HCM, BS Nguyễn Hiền cho biết, hội chứng Rapunzel hay còn gọi là chứng nghiện ăn tóc, khiến bé có sở thích bứt những sợi tóc trên đầu và nuốt chúng vào bụng. Đây là một hội chứng được gọi theo tên một nàng công chúa tóc dài xinh đẹp với mái tóc dài bằng cả một tòa tháp trong truyện cổ Grimm.

Bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy… do tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột.

Nguyên nhân bệnh chưa được biết một cách rõ ràng, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac.

Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra.

BS Nguyễn Hiền khuyến cáo, phụ huynh cũng cần phải tham gia điều trị cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ đồng thời cả hành vi tiêu thụ tóc và tinh thần cho trẻ.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Ngày 20/3: Cả nước có 7 ca COVID-19 mới
Ngày 20/3: Cả nước có 7 ca COVID-19 mới
(Ngày Nay) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết, có 7 ca mắc mới, giảm so với ngày trước đó; Trong ngày không có bệnh nhân nào khỏi; hiện còn 5 ca nặng đang thở oxy.
Trung Quốc ủng hộ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn-Nhật trong năm nay
Trung Quốc ủng hộ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn-Nhật trong năm nay
(Ngày Nay) - Theo hãng tin Yonhap, ngày 20/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nước này ủng hộ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm nay. Điều này làm dấy lên triển vọng nối lại ngoại giao thượng đỉnh 3 bên sau khi quan hệ Nhật-Hàn cải thiện gần đây.
Lý do giúp người Phần Lan luôn hạnh phúc
Lý do giúp người Phần Lan luôn hạnh phúc
(Ngày Nay) - Phần Lan đã 5 năm liên tiếp xếp ở vị trí số 1 trong danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới của World Happiness Report. Theo Tiến sĩ Frank Martela, triết gia và nhà nghiên cứu tâm lý chuyên nghiên cứu các nền tảng của hạnh phúc ở Phần Lan, có 3 điều mà người dân đất nước hạnh phúc nhất thế giới này không bao giờ làm.
Hoàng Văn Tài hiện đang là họa sĩ truyện tranh, họa sĩ minh họa tại Rover Studio.
Sở thích có đủ để bạn theo đuổi một nghề?
(Ngày Nay) - Việc biết rõ mình thích học gì, làm nghề gì ngay từ trước khi chọn cánh cổng trường đại học, cao đẳng không thể là bảo chứng cho một sự nghiệp trải đầy hoa hồng. Nỗ lực chăm chỉ và tràn đầy đam mê cũng chưa chắc đưa bạn đến thành công. Điều gì khiến chúng ta sống được với nghề?
Phát động Ngày hội thể thao thân thiện dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển
Phát động Ngày hội thể thao thân thiện dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển
(Ngày Nay) - Hưởng ứng ngày Người Khuyết tật Việt Nam 18/4, sự kiện “Ngày hội thể thao thân thiện cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển (KTTT và KTPT)” tại Huế sẽ là một sân chơi ý nghĩa, an toàn, lành mạnh, đồng thời tăng cường hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ khuyết tật.