Theo đó, đưa bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng thận nghiêm trọng, suýt mất mạng. Còn người mẹ tên Anne Ziegenhorn- 44 tuổi cũng “ngất ngư” khi gặp một loạt triệu chứng nghiêm trọng như suy nhược cơ thể, thị lực và trí nhớ giảm sút.
Tờ The New York Times cho biết, Anne Ziegenhorn phẫu thuật đặt túi ngực silicon vào năm 1998. Khoảng 6 tháng sau cô cảm thấy sức khỏe bắt đầu bất thường và phải đi chụp MRI não. Vú bên phải thường xuyên đau nhức trong nhiều năm mặc dù kết quả chụp nhũ ảnh bình thường.
Năm 2001, các triệu chứng bắt đầu tồi tệ, Anne tăng cân nhanh chóng gần 30 kg trong vòng 2 năm. Cô cũng trải qua những biến chứng về tầm nhìn, mất trí nhớ ngắn hạn, đau nóng ngực, dễ lở loét trên cơ thể, mất giọng.
Cô đã đến khám ít nhất 23 bác sĩ như tất cả đều chẩn đoán sai. Cuối cùng, một chuyên gia về phẫu thuật độn silicon thông báo một bên silicon độn ngực của cô đã bị rách, còn bên kia thì xuất hiện đầy nấm mốc.
Bà mẹ 44 tuổi cho biết “Con tôi do lúc đó còn bú mẹ nên đã bị ảnh hưởng rất nặng. Thằng bé khi đó mới 19 tháng tuổi và bị nhiễm trùng thận nghiêm trọng đến suýt mất mạng”. Thời điểm đó các bác sĩ không hề nhận ra rằng nguyên nhân khiến bé ốm đến từ miếng độn ngực silicon của mẹ.
Sau khi được phát hiện, Anne được cho sử dụng thuốc kháng sinh, phẫu thuật gỡ bỏ túi silicon cũng như sửa chữa khiếm khuyết. Hiện sức khỏe của cô đã dần trở lại bình thường. Tiến sĩ Kolb - chuyên gia cấy ghép ngực cho biết một vài trường hợp tương tự như Anne cũng đã được phát hiện.
Các chuyên gia khuyến cáo việc đặt túi ngực silicon nên kiểm tra thay đổi mỗi 8 đến 15 năm để tránh biến chứng. Cấy ghép silicon được thực hiện tại Mỹ từ năm 1962, từng bị cấm năm 1992 sau khi có một số trường hợp ảnh hưởng sức khỏe nặng nề và được cấp phép trở lại năm 2006.
Nha Trang