Bệnh khiếm thính là gì?

(Ngày Nay) - Khiếm thính là tình trạng một người hay một động vật có thính giác kém hơn so với đồng loại. Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau cấu tạo thành bao gồm tuổi tác, bệnh tật, tiếng ồn, hóa chất và cả các chấn thương vật lý.
Bệnh khiếm thính là gì?

Bệnh khiếm thính

Trong quan niệm dân gian thì khiếm thính được gọi là “điếc”, thường được hiểu là bị mất tri giác hoàn toàn hoặc không nghe được chính xác, hay không nghe rõ tại tần số bình thường.

Còn đối với y học thì lại quan niệm, trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn sức nghe. Theo Tổ chức y tế Thế giới, nếu độ mất thính lực trung bình từ 50dB trở lên, hoặc nói theo một cách khác thì là trẻ không nghe được trọn vẹn câu nói (nói chuyện bình thường) trong phạm vi khoảng cách một mét được coi là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80dB, có nghĩa là chỉ nghe được những tiếng động mạnh hoặc kề sát tai, những trường hợp này thường được gọi là điếc, và đặc biệt đi kèm theo điếc là bị mất ngôn ngữ - câm.

Như vậy, khiếm thính là tình trạng bị suy giảm một phần hoặc mất hẳn toàn bộ khả năng nghe. Và theo như cách nói phổ thông thì khiếm thính bao gồm cả điếc và lãng tai (nghễnh ngãng). Những trẻ khiếm thính ngay sau khi sinh hoặc bị từ rất sớm trong những năm đầu đời, thường không có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường và kết quả là không thể nói được.

Phân loại khiếm thính

Phân loại khiếm thính theo vị trí tổn thương: gồm có bốn loại:

- Khiếm thính tiếp nhận: là do bị tổn thương tai ngoài và tai giữa.

- Khiếm thính dẫn truyền: do tổn thương tai trong

- Khiếm thính hỗn hợp: bị tổn thương cả tai ngoài, tai trong và cả tai giữa.

- Khiếm thính trung ương: bị tổn thương dây thần kinh số 8 hay tổn thương ở não.

Phân loại khiếm thính theo cường độ âm thanh:

- Nghe kém nhẹ: Không thể nghe được tiếng nói thầm. rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

- Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và cả tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

- Nghe kém nặng: Không thể nghe được cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện vô cùng khó khăn và với rất nhiều nỗ lực mới có thể duy trì được cuojc trò chuyện.

- Nghe kém sâu: Không nghe được tiếng nói lớn, ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu như không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

Thính lực đồ là đồ thị mô tả khả năng nghe của người bệnh. Trong quá trình kiểm tra, thính lực của bạn sẽ được kiểm tra ở các tần số khác nhau và kết quả kiểm tra sẽ được thể hiện trên một đồ thị một cách rõ ràng.

Khiếm thính là một bệnh ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của cá thể, nếu như không thể giao tiếp thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống.

Theo Vietnamnet

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.