Đây là con số mà TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế chiều hôm qua 31/8.
Tương tự các chỉ số ỏ bọ gậy tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng trước khi diệt là 40%, sau khi diệt là 30% và 7 ngày sau đó là 10%; tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa chỉ số này là 20-7 và 21…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạn này do các đội xung kích xử lý các ổ bọ gậy chưa triệt để. Ngoài ra, thời tiết Hà Nội trong tuần vừa rồi một ngày nắng một ngày mưa làm phát sinh thêm nhiều ổ bọ gậy mới.
“Bất cứ dụng cụ gì để ngoài trời, đọng nước đều có thể trở thành ổ bọ gậy, thậm chí nhiều ổ chúng ta không ngờ tới. Một số lá khô to cong lên, chum thùng đã lật úp nhưng hơi lõm xuống… chứa nước lập tức có bọ gậy. Trời mưa rất đáng sợ”, tiến sĩ Dương phân tích.
Qua giám sát, khoảng 30% số đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động chưa hiệu quả và vẫn còn 20% số gia đình có ổ bọ gậy. “Việc xử lý bọ gậy phải làm thường xuyên, thậm chí hằng ngày chứ không phải hằng tuần như lâu nay vẫn tuyên truyền. Đây là vấn đề cốt lõi để giảm số ca mắc sốt xuất huyết” - Tiến sỹ Dương nhấn mạnh.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đang có xu hướng chững lại. Trong tuần vừa qua số mắc giảm 11,4% so với tuần trước đó. Số bệnh nhân sốt xuất huyết đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng giảm hơn một nửa so với tuần trước, từ 600-800 xuống còn 300-350. Tuy nhiên, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vẫn nhấn mạnh mặc dù dịch giảm nhưng Hà Nội và các địa phương không chủ quan, lơ là; cần tiếp tục triển khai các biện phòng chống dịch. Việc diệt bọ gậy cần làm liên tục, vì có nơi chỉ sau một tuần chỉ số bọ gậy trở về ban đầu, thậm chí cao hơn trước đó.