'Bệnh nhân 20' vượt qua cái chết

Uống hớp nước xong, bà Lê Tuyết Hằng được hai điều dưỡng đỡ ngồi dậy rồi xuống giường tập đi. Đây là những bước chân đầu tiên của bà sau hơn hai tháng tưởng chừng phải chết.


Nữ bệnh nhân thứ 20. Ảnh: VnExpress
Nữ bệnh nhân thứ 20. Ảnh: VnExpress

Tóc bắt đầu mọc lại sau thời gian phải cạo trọc, bà vững bước giữa hai điều dưỡng đỡ hai bên. 

Bà là "bệnh nhân 20", 64 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 7/3, có thời gian điều trị Covid-19 lâu nhất Việt Nam, một trong 3 ca nguy kịch nhất.

Ấn tượng về Covid-19 với bà, là một bệnh gây chết nhiều người ở nước ngoài. Còn bà chỉ làm nội trợ, quanh quẩn trong góc nhà nên bệnh dịch rất xa vời. Đến khi mắc bệnh phải nhập viện điều trị, bà vẫn suy nghĩ Covid-19 sẽ tương tự các bệnh khác, chỉ điều trị ít ngày rồi về nhà.

Một tuần trước khi rơi vào hôn mê, bà vẫn cảm thấy khỏe mạnh, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Ngày 14/3, bà ăn một bát bún mọc, khoe với con trai qua điện thoại rằng nhà bếp nấu rất ngon, ăn khỏe thì có thể khỏi bệnh. 

Sau đó bác sĩ gọi bà và một người khác sang khám vì tiếp tục xét nghiệm dương tính. Dù không hiểu dương tính âm tính là gì, vì sao phải cách ly riêng một phòng, bà vẫn tuân thủ yêu cầu của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh. 

Một tuần sau, khi đang xem tivi buổi tối, bà đột ngột ngất xỉu. "Tôi thậm chí không biết mê đi lúc nào. Tự nhiên một ngày tỉnh dậy, tôi phải thở oxy, nằm trong phòng có các dụng cụ", bà nhớ lại.

Thử cử động, bà nhận ra cơ thể rất yếu, không có sức lực gì. Bà bỗng cảm thấy sợ hãi, hàng trăm câu hỏi xoay trong đầu về bệnh, vì sao cơ thể đang khỏe lại trở nên yếu ớt. Hai con trai lo lắng hỏi "má có nhận ra con không?". 

"Tôi không hề biết rằng mình đã rất nguy kịch. Bác sĩ kể đã ép tim cho tôi 45 lần, những tưởng đã bất lực, đột ngột đến lần thứ 47 tôi thở lại. Bác sĩ rất giỏi", bà nói. 

Bác sĩ Mạc Duy Hưng, khoa Hồi sức tích cực, cho biết nữ bệnh nhân bị suy hô hấp rất nặng kể từ khi được chuyển điều trị hồi sức tích cực. Nguy cơ đe dọa tính mạng luôn thường trực, y bác sĩ luôn căng mình để cấp cứu, giữ mạng sống cho bà. Các tua trực luôn thức để đảm bảo theo dõi sát tình trạng bệnh và phát hiện các biến cố kịp thời. 

Đêm 7/4, bà đột ngột ngừng tim, phải sốc tim và thực hiện các biện pháp cấp cứu liên tục trong 40 phút đồng hồ. "May mắn các biện pháp có hiệu quả. Chúng tôi đã nghĩ rằng không thể cứu bệnh nhân, bà sẽ tử vong ở thời điểm đó", bác sĩ Hưng nói.

Nữ bệnh nhân ngồi đón nắng cùng con trai chiều 11.5. Ảnh: Chi Lê.
Nữ bệnh nhân ngồi đón nắng cùng con trai, chiều 11/5. Ảnh: VnExpress

Giữa cuộc trò chuyện, một người nhắc tới cháu gái là Nguyễn Hồng Nhung - người được ghi nhận "bệnh nhân 17" đã lây cho bà. Bà  Hằng ngập ngừng một hồi rồi nói: "Tôi không trách cháu", và mong cô có thời gian yên tĩnh, không còn bị nhiều người mắng mỏ, hiểu nhầm. 

Bà cũng thường xuyên nói qua điện thoại với những người bạn thân thiết để trò chuyện và nhận những lời chúc, động viên bà nhanh chóng khỏi bệnh. 

Lúc này, bà chỉ trông mong đến ngày được ra viện. Bà ra Hà Nội từ 28 Tết, nay chồng, con đang đợi bà về nhà ở quận 9, TP HCM.

Được con trai và nhóm điều dưỡng dìu tới bên cửa sổ để đón ánh nắng, bà nói: "Nhờ sự cố gắng của mọi người nên tôi được sống, tiếp tục làm những việc còn dở dang. Nhưng bây giờ tôi yếu quá, phải cố gắng khỏe hơn mới được".

Theo Vnexpress
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.