Bệnh nhân hóc xương cá, bác sĩ cho uống thuốc lao phổi 9 tháng

(Ngày Nay) - Trong lúc ăn canh, người đàn ông 52 tuổi bị hóc xương cá. Tới bệnh viện địa phương, người này nói rõ các triệu chứng nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh.
Ông Nam sau khi được lấy mẩu xương cá ra ngoài
Ông Nam sau khi được lấy mẩu xương cá ra ngoài

Ông Nguyễn Văn Nam (52 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bị ho sặc sụa trong khi ăn canh cá. Sau đó ông thấy đau họng, tức ngực nên nghĩ đã hóc xương nên tới bệnh viện địa phương thăm khám.

Ông kể cho bác sĩ nghe mọi triệu chứng. Tuy nhiên, vị bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. 10 ngày sau, khi người mệt mỏi, khó thở, ông đã tới Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM điều trị.

BS CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa tai - đầu mặt cổ cho hay, qua các xét nghiệm và nội soi phát hiện có chiếc xương cá lóc dài 1,5 cm, hình thù giống chiếc dù, mắc trong phổi người bệnh.

Xương cá nằm ở phế quản thùy dưới phổi phải, là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm và gây ứ khí. Để tránh các tổn thương cho phổi, các bác sĩ đã xoay đầu xương cá rồi mới lấy ra ngoài.

Theo BS Hồng, các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở của ông Nam, khi uống kháng sinh vào sẽ đỡ, sau đó lại tái diễn, dễ khiến các bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm.

Nếu dị vật vào thanh quản, đường thở bị bít lại, sẽ gây ho, khó thở, khàn tiếng, bứt rứt, vật vã, còn khi vào khí quản sẽ gây khó thở từng cơn. Dị vật khi vào phế quản gây khó thở, giống như viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ chẩn đoán nhầm.

"Có nhiều trường hợp người bệnh bị hóc dị vật, nhưng thăm khám bác sĩ không phát hiện ra, cho theo dõi lao phổi. Người bệnh vì thế phải uống thuốc kháng lao suốt 9 tháng nhưng tình trạng không biến chuyển. Tới khi nội soi mới phát hiện ra là do hóc dị vật" - vị Trưởng khoa BV Tai mũi họng TP.HCM chia sẻ.

Sai lầm khi chữa hóc dị vật bằng cách dân gian

Theo Phó GĐ BV Tai mũi họng Lê Trần Quang Minh, mọi lứa tuổi có thể bị hóc dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Với người lớn khi hóc dị vật thường bị bỏ qua.

Dị vật đường thở gồm các chất vô cơ (mảnh đồ nhựa, kim loại, cặp tóc) và chất hữu cơ (hạt ngô, hạt dưa, xương cá, thức ăn, đậu phộng).

Nếu không được gắp ra sớm, dị vật gây ho, tức ngực, khó thở. Nếu nặng có thể gây nhiễm trùng, áp-xe, thậm chí có trường hợp tử vong.

BS Lê Trần Quang Minh nói thêm, khi hóc xương cá, nhiều người thường dùng tay cố móc ra, khạc liên tục, hoặc nuốt cục cơm lớn, miếng chuối, tuy nhiên, cách xử trí này rất nguy hiểm, có thể làm trầy xước niêm mạc họng.

"Khi xương đang mắc ở vị trí cao (với người chưa cắt amidan thì 60 - 70%, xương sẽ mắc chỗ này), sẽ dễ lấy nhưng khi nuốt cơm, chuối vào làm xương xuống sâu ở vùng hạ họng, thực quản và buộc phải nội soi để lấy ra ngoài" - vị Phó GĐ nói.

Để tránh trường hợp hóc dị vật đường thở, với trẻ em, không nên để trẻ đưa các vật và đồ chơi vào mồm ngậm và mút hoặc không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt lạc (đậu phộng), hạt na, hồng bì, hạt bí, hạt dưa…

Với người lớn, không đùa giỡn khi đang ăn, và cần tránh ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.

Theo Vietnamnet

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.