Bệnh nhân trầm cảm “tái sinh” nhờ chip xoa dịu cảm xúc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 16 năm chiến đấu với “quỷ dữ”, một bệnh nhân tại Thượng Hải cho biết anh đã có cơ hội được sống thêm một lần nữa nhờ công nghệ cấy ghép.
Wu điều chỉnh chế độ làm việc vào mỗi buổi sáng.
Wu điều chỉnh chế độ làm việc vào mỗi buổi sáng.

“Mọi người có cho rằng tôi là robot không?”, Wu Xiaotian đặt câu hỏi. "Đúng vậy. Tôi có một con chip trong đầu cho phép tôi kiểm soát cảm xúc của mình".

Trải nghiệm của Wu có vẻ giống như phim khoa học viễn tưởng. Ở bên phải ngực của Wu, ngay dưới da, là một thiết bị được gọi là chip “xoa dịu cảm xúc”, gửi các xung điện cực nhỏ đến các điện cực được cấy vào đầu anh. Chỉ cần nhấn nút, tâm trạng của Wu có thể chuyển từ tuyệt vọng sang vui mừng trong giây lát.

Sau khi vật lộn với chứng trầm cảm nặng và suy nhược trong hơn một thập kỷ, Wu đã trải qua ca phẫu thuật cấy thiết bị này vào năm 2022 trong nỗ lực cuối cùng để cứu mạng mình.

Bệnh nhân trầm cảm “tái sinh” nhờ chip xoa dịu cảm xúc ảnh 1

Các thiết bị giúp điều chỉnh cảm xúc của Wu.

Sun Bomin, trưởng khoa phẫu thuật thần kinh chức năng tại Bệnh viện Ruijin ở Thượng Hải, đã thực hiện ca phẫu thuật của Wu như một phần trong nghiên cứu lâm sàng của ông về giao diện não-máy tính cho chứng trầm cảm kháng trị.

Công nghệ này hoạt động bằng cách tìm kiếm các mô hình hoạt động của não có liên quan đến chứng trầm cảm và sau đó tự động làm gián đoạn chúng bằng cách kích thích các điểm mục tiêu trong vùng nhân não, một khu vực sâu bên trong não được biết đến với vai trò tạo ra cảm giác vui vẻ và thỏa mãn.

Bằng cách sử dụng công nghệ này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể “cài đặt tâm trạng” một cách đáng tin cậy mà bệnh nhân có thể áp dụng tùy theo trạng thái tinh thần của họ, cho phép họ giảm bớt các triệu chứng gần như ngay lập tức.

Kể từ khi được phẫu thuật cấy ghép, Wu chủ yếu dựa vào hai cài đặt cho thiết bị của mình mà anh điều khiển bằng một ứng dụng trên điện thoại. Anh kích hoạt “chế độ làm việc” vào buổi sáng, điều này làm “tăng cường năng lượng", giúp Wu quan tâm đến những thứ xung quanh. Trước khi đi ngủ, Wu chuyển sang “chế độ nghỉ ngơi”, khi anh ấy bắt đầu cảm thấy chán nản và mất đi ham muốn giao tiếp.

Kiểm soát cảm xúc

Vào tháng 8 năm 2023, Wu quay lại Bệnh viện Ruijin để kiểm tra. Anh để vài chai nước điện giải vào ba lô, cẩn thận đóng gói bộ sạc không dây bên ngoài cho máy điều hòa cảm xúc. Thiết bị không được hết điện, nếu không cảm giác sẽ như rơi từ vách đá xuống, bác sĩ Sun cho biết.

Wu, hiện đã ngoài 30 tuổi, thích đeo bộ sạc vào ngực vì anh cho biết ánh sáng xanh lục tươi sáng của nó khiến anh cảm thấy mình giống như người hùng Iron Man.

Tại bệnh viện, Wu gặp bác sĩ Wang Yuhan, người bắt đầu bằng việc hỏi anh có đang dùng thuốc gì không. Sau đó, cô yêu cầu Wu hoàn thành một bản đánh giá nghiên cứu lâm sàng để tìm hiểu về trạng thái tâm lý và cảm xúc của anh trong tháng trước.

Suốt cuộc thăm khám, bác sĩ Wang nhận thấy Wu có vẻ quá phấn khích và nói nhiều hơn bình thường. “Đó chỉ là vì bạn không biết cô trước cơn trầm cảm", anh giải thích.

Khi làm khảo sát, Wu có thể trả lời hầu hết các câu hỏi một cách nhanh chóng, nhưng khi đến câu hỏi liệu từng nghĩ đến cái chết hay tự sát hay không, anh lại do dự. Sau khi loại trừ hai lựa chọn khả thi có đề cập đến ý định tự tử, anh chọn: “Tôi cảm thấy cuộc sống thật trống rỗng hoặc nghi ngờ liệu cuộc sống có đáng giá hay không”.

Bệnh nhân trầm cảm “tái sinh” nhờ chip xoa dịu cảm xúc ảnh 2

Wu nói thiết bị này giúp anh có thêm sự tự tin nhờ ngoại hình giống người hùng Iron Man.

Trước khi được phẫu thuật, Wu đã trải qua một cuộc kiểm tra toàn diện về thể chất và tâm lý, kết quả cho thấy anh bị trầm cảm nặng. Các bác sĩ đã cảnh báo anh về những rủi ro tiềm ẩn của thủ thuật cấy ghép, bao gồm tê liệt, rơi vào trạng thái thực vật và thậm chí tử vong. Theo các bác sĩ, Wu bình tĩnh lắng nghe nhưng không hề tỏ ra sợ hãi.

Wu nằm trong số 29 bệnh nhân được phẫu thuật thử nghiệm, trong đó bác sĩ Sun dẫn đầu một nhóm gồm hơn 10 nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu, hình ảnh và đánh giá lâm sàng.

Đánh bại “quỷ dữ”

Wu mới 15 tuổi khi “con quỷ” của anh lần đầu tiên xuất hiện. Sau khi cùng cha mẹ chuyển đến thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô) khi còn học tiểu học, lần đầu tiên anh bắt đầu mặc cảm và sợ rằng sẽ bị bắt nạt do xuất thân từ vùng nông thôn.

Wu che giấu xuất thân của mình trong vài năm, cho đến một ngày anh bị “phát hiện” khi một số bạn cùng lớp nghe thấy anh nói chuyện với bố mẹ bằng giọng địa phương. Ngày hôm sau, bạn bè nhận xét rằng Wu không đến từ Tô Châu. Mặc dù giọng điệu của họ không gay gắt nhưng trái tim của Wu vẫn đập mạnh: anh đã bị "bại lộ".

Lúc đó, Wu cảm thấy có điều gì đó không ổn ở bên trong, nhưng không thể diễn tả được đó là gì. Một đêm nọ, anh mất kiểm soát và đá vào bụng cha mình trong một cuộc cãi vã. Sau vài ngày, cha anh đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc ung thư gan. Wu khóc nhiều, tự trách mình và ước gì có thể đánh đổi mạng sống của mình để đổi lấy sức khỏe của cha. Khi đó, không ai giải thích cho Wu hiểu, khiến anh càng thêm mặc cảm với bản thân.

Sau đó, Wu theo học tại một trường dạy nghề ở Tô Châu. Trong 2 năm đầu tiên, anh mơ ước được du học Nhật Bản và dành 5 giờ mỗi tối để học tiếng Nhật. Anh đã vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật cấp độ ba một cách dễ dàng, nhưng trong các bài kiểm tra tiếp theo, bộ não của anh như “bị rỉ sét”.

Hành vi của Wu cũng bắt đầu trở nên thất thường hơn. Lúc nóng thì phát hiện mình nói lạnh, muốn mở cửa lại bảo đóng lại. Một số bạn cùng lớp gọi anh là đồ ngốc, và cuối cùng anh bắt đầu tin họ. Mỗi ngày về đến nhà, anh đều trốn trong phòng và khóc.

Sau khi học xong, Wu tự nhốt mình trong nhà kho của gia đình. Bất cứ khi nào nghe thấy tiếng chuông điện thoại, anh lại run rẩy không thể kiểm soát và cảm giác sợ hãi dâng trào khắp cơ thể.

Anh không biết mình bị sao nhưng đôi khi cảm thấy dễ chịu hơn một chút và sẽ tìm đến bạn bè để thư giãn. Nhưng chẳng bao lâu sau, đầu óc Wu trở nên rối bời và không muốn nói chuyện nữa. Sau đó, anh từ chối gặp các bạn. Những lúc đó, “quỷ dữ” đang xâm chiếm Wu.

Giống như nhiều người cùng thế hệ, Wu là con một. Cha mẹ anh, những người đã trải qua thời kỳ khó khăn, không thể hiểu tại sao một đứa trẻ không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc lại bị trầm cảm.

Wu cũng không hiểu. Khi lần đầu tiên nghe thấy từ “trầm cảm”, anh tự tìm kiếm trên mạng nhưng không thể thấy thông tin mình cần. Vì các triệu chứng không rõ ràng, nên anh không cho rằng mình mắc bệnh.

Để cố gắng xoa dịu cảm giác buồn bã thường trực của mình, Wu đã đến Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) vào năm 2009 để theo học một bậc thầy về khí công. Anh cũng tới Thâm Quyến và Thượng Hải để thử châm cứu, thôi miên, thậm chí còn trải qua liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên, “quỷ dữ” vẫn không buông tha anh.

Sau khi trải qua các triệu chứng trầm cảm trong 8 năm, Wu quyết định đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Khi bác sĩ chẩn đoán trầm cảm, anh cảm thấy tê liệt. “Khi đó, tôi biết rằng mình không còn là con người như trước đây nữa", Wu nói.

Anh vay tiền để đi trị liệu. Những loại thuốc bác sĩ kê lúc đầu có tác dụng nhất định, nhưng chẳng bao lâu chúng hết tác dụng. Wu thường xuyên thử các loại thuốc khác nhau và nhận được đơn thuốc mới trước khi hoàn thành liệu trình trước đó.

Bệnh nhân trầm cảm “tái sinh” nhờ chip xoa dịu cảm xúc ảnh 3
Wu kiểm tra pin của máy kiểm soát cảm xúc.

Suốt giai đoạn 2014 và 2015, Wu đã tham gia nhiều nhóm hỗ trợ khác nhau dành cho những người bị trầm cảm. Anh tin rằng hầu hết mọi người đến đó chỉ để xả hơi như anh, nhưng sau đó một phụ nữ trong nhóm đã tự sát.

Năm 2022, Wu thấy nhóm của bác sĩ Sun đang tuyển người tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Bác sĩ Sun đã điều trị cho nhiều người bị trầm cảm và bản thân anh cũng đã trải qua căn bệnh này. Anh hiểu rằng ngay cả khi đã khỏe hơn, bệnh nhân cũng không muốn người khác biết rằng họ mắc bệnh. Tuy nhiên, Wu không quan tâm. Khi cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên kết thúc sau một năm, bác sĩ Sun coi Wu là một trường hợp tiêu biểu nên quyết định tiếp tục cuộc thử nghiệm.

Wu rất vui khi tiếp tục tham gia nghiên cứu vì tin rằng công nghệ này sẽ “mang lại cho anh sự tự do và phẩm giá”. Giờ đây, anh đến bệnh viện mỗi tháng một lần để hoàn thành một cuộc khảo sát nhằm đánh giá tâm trạng của mình và gặp gỡ các bác sĩ.

Anh tin rằng cuộc phẫu thuật đã cho phép mình phục hồi 80%, nhưng 20% còn lại vẫn nằm trong tay “quỷ dữ”.

Cách đây vài tháng, Wu chuyển đến khu dân cư mới và sống một mình. Từ ban công căn hộ nhìn ra, anh có thể tận hưởng bầu trời trong xanh. Anh cảm thấy giờ đây mình có thể điều khiển cảm xúc của mình và thực sự sống. Mỗi đêm anh đi ngủ với một suy nghĩ: Ngày mai rồi sẽ ra sao?

Theo Sixth Tone
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.