>>> Thai nhi thiệt mạng, sản phụ bị cắt tử cung do bệnh viện chẩn đoán nhầm đau đẻ thành viêm ruột thừa
Trao đổi với chúng tôi về đơn thư kêu cứu của gia đình chị Vịnh, ông Lê Công Tước, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: Đây là một ca rất khó chuẩn đoán và phân biệt. Bởi ban đầu đến chúng tôi xác định thai nhi còn non nên đưa vào điều trị sinh non. Nhưng sau khi theo dõi thì các bác sĩ nghi ngờ bị viêm ruột thừa và chuyển sang Viện đa khoa tỉnh. Khi chuyển sang viện các bác sĩ cấp cứu đến khi mổ mới biết đây là trường hợp chảy máu ổ bụng do nứt tử cung. Nên mời các bác sĩ của bệnh viện Nhi sang mổ, khi sang mổ bệnh nhân mất máu nên thai nhi chết trong bụng mẹ rồi. Tử cung là nơi ra rất nhiều máu vì vậy để cứu sống bệnh nhân thì buộc phải cắt bỏ tử cung đi. Tử cung trong thời kỳ mang thai cấp máu rất lớn để nuôi thai, cắt tử cung thì không thể sinh con được nữa, nhưng cắt thì sống, để thì chết, giữa cái sống và chết đương nhiên là chọn cái sống rồi.
Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang |
Ban đầu chúng tôi nhận trách nhiệm do chúng tôi chuẩn đoán không ra. Còn đúng hay không đúng thì chúng tôi phải chờ hội đồng chuyên môn có 8/9 thành viên của bộ y tế, sở y tế của các trường học bệnh viện theo luật. Để xác định việc các bác sĩ chuẩn đoán không đúng như thế có theo đúng quy trình của pháp luật hay không hay như thế nào. Vì vậy việc đúng sai như thế nào chúng tôi chưa thể nói được. Hiện nay chúng tôi đang làm các thủ tục để xác minh lại với gia đình làm căn cứ mời họp hội đồng chuyên môn. Còn vệc gia đình phản ánh một số y bác sĩ có lời lẽ không đúng với gia đình thì chúng tôi cũng tiếp nhận. Và sau khi bệnh viện thành lập hội đồng sẽ soi vào xem những phát ngôn của nhân viên y tế như vậy đã đúng với phản ánh của gia đình bệnh nhân chưa? Và căn cứ vào đó mà có những hình thức xử lý nghiêm minh. Còn phải xem việc chuẩn đoán này là do khách quan hay chủ quan,hay do lí do nào khác.
Bệnh nhân vào viện do đau bụng và đương nhiên việc đầu tiên chung tôi nghĩ đến là do chuyển dạ đẻ. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng bệnh nhân đau nhiều nhưng cổ tử cung lại không mở nên không nghĩ do chuyển dạ đẻ non và mới nghĩ sang bệnh khác là đau ruột thừa. Bởi khi xét nghiệm bạch cầu của bệnh nhân là 8.000 một trong những biểu hiện của viêm ruột thừa là đau bụng sốt, bạch cầu cao sốt thì không điển hình nên mới chuẩn đoán ra như thế.
Ông Lê Công Tước, phó giám đốc bệnh viện trả lời PV |
Lúc chúng tôi chuyển bệnh nhân sang bệnh viện đa khoa thì tình trạng bệnh nhân đanga còn trong tình trạng cho phép di chuyển được. Lúc đó bệnh nhân vẫn ổn và trong tình trạng cho pháp được chuyển về mạch, huyết áp đều bình thường. Những biểu hiện vẫn chưa rõ, giữa có dịch có máu trong bụng nhưng không lớn. Tuy nhiên sau hai tiếng sang bên bệnh viên đa khoa thì các biểu hiện rõ ràng hơn. Sau khi chọc dò ổ bụng thì mới thấy máu trong bụng thì bên đó bắt buốc phải cho mổ thì mới biết là do sản.
Đứa bé mất là do có một giai đoạn bệnh nhân sốc nặng, huyết áp thấp nên thiếu oxy nên không thở được. Nếu mổ chuẩn đoán được ngay ở thời điểm chuyển đi thì đứa bé không bị hỏng. Các bác sĩ cũng siêu âm các loại rồi mà vẫn không chuẩn đoán được vì đây là trường hợp khó chuẩn đoán không điển hình. Chứ bình thường bệnh nhân mà có dấu hiệu đau đẻ hay vỡ tử cung thì nó phải đau từng cơn , sau đó đoạn giữa nó thắt tử cung… Nói chung khi vỡ tử cung nó có khá nhiều dấu hiệu nhưng trường hợp này thì không. Chúng tôi cũng đã có sang và gia đình cũng đã sang gặp giám đốc bệnh viện phản ảnh về kíp trực thì chúng tôi cũng tiếp thu ý kiến của gia đình để xử lý.