(Ngày Nay) - Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
(Ngày Nay) - Ngày 24/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc Whitmore, có tiền sử đái tháo đường nặng.
(Ngày Nay) - Tại Việt Nam, bệnh Whitmore xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.
(Ngày Nay) - Sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore, ngành Y tế tỉnh Đắk Nông đã có công văn đề nghị các đơn vị y tế cơ sở tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh này.
(Ngày Nay) - Ngày 9/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore tại huyện Krông Pắc. Đây là trường hợp thứ 3 mắc Whitmore tại tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến nay.
(Ngày Nay) - Đây là bệnh không mới, cũng không lây từ người qua người, khó thành dịch. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh này khó chẩn đoán, dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác, tỷ lệ tử vong cao.
(Ngày Nay) - Từ đầu tháng 10 đến nay, số lượng bệnh nhân xét nghiệm dương tính với Whitmore tại miền Trung liên tục gia tăng gấp nhiều lần so với cả năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội xác nhận, hai anh em ruột (5 tuổi và 1,5 tuổi) ở Sóc Sơn bị nhiễm vi khuẩn Whitmore và tử vong. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định bệnh này lây từ người sang người.
Chỉ trong vòng 8 tháng, 3 cháu nhỏ con của một cặp vợ chồng tại Sóc Sơn lần lượt tử vong với những biểu hiện giống nhau khiến không chỉ gia đình bàng hoàng, đau khổ mà còn khiến những người xung quanh hoang mang, lo ngại.
Bệnh Whitmore không có vaccine phòng ngừa, không triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác... Tỷ lệ tử vong khi nhiễm bệnh từ 40-60%.
Lão nông 61 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei (bệnh Whitmore) xâm nhiễm qua vết xước ở chân khi làm đồng không mang bảo hộ.