BHP đối mặt với mức bồi thường 47 tỷ USD sau vụ vỡ đập ở Brazil

(Ngày Nay) - Ngày 21/10, một phiên tòa liên quan đến vụ kiện về sự cố vỡ đập ở Mariana (2015) sẽ bắt đầu tại Tòa án Tối cao London.
BHP đối mặt với mức bồi thường 47 tỷ USD sau vụ vỡ đập ở Brazil

Theo thống kê, hơn 600.000 người dân Brazil, 46 địa phương và khoảng 2.000 doanh nghiệp đã đâm đơn kiện BHP, tập đoàn khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới, sau vụ sập đập thảm khốc ở phía đông nam Brazil.

Thảm họa đập Mariana, còn được biết đến là thảm họa đập Bento Rodrigues, xảy ra vào ngày 5/11/2015, khi đập chứa chất thải Fundão tại mỏ quặng sắt Germano tại Mariana, Brazil, gặp phải sự cố thảm khốc.

Sự cố vỡ đập đã giải phóng 43,7 triệu m3 chất thải từ mỏ ra sông Doce, con sông được coi là thiêng liêng đối với bộ tộc bản địa Krenak, và các bãi biển gần cửa sông khi dòng chảy lưu thông ra Đại Tây Dương. Bên cạnh đó, vụ vỡ đập này còn gây ra trận lũ lụt nghiêm trọng khiến 19 người thiệt mạng, hàng ngàn người mất nhà cửa.

Con đập Bento Rodrigues được vận hành bởi liên doanh Samarco do hai tập đoàn lớn là BHP và Vale (VALE3.SA).

Trong vụ việc này, doanh nghiệp này phủ nhận trách nhiệm pháp lý và cho rằng vụ kiện ở London đang có những chi tiết trùng lặp với các thủ tục pháp lý và chương trình đền bù được giải quyết ở Brazil.

BHP cho biết tập đoàn này đã chi gần 8 tỷ USD để chi trả cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tại thông qua Quỹ Renova, được thành lập vào năm 2016.

Theo thông tin ngày 18/10, chính phủ Brazil đã đưa ra một thỏa thuận bồi thường trị giá gần 30 tỷ USD với cả ba doanh nghiệp BHP, Vale và Samarco.

"Vụ kiện ở Anh sẽ buộc BHP phải thừa nhận rằng tập đoàn này cần có những hành động đền bù thích đáng hơn tại Brazil", ông Tom Goodhead, Giám đốc điều hành Pogust Goodhead, công ty luật đại diện cho các nguyên đơn cho biết.

Tập đoàn BHP cho biết trong một tuyên bố rằng doanh nghiệp này đang hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách Brazil, cũng như những bên có thẩm quyền khác để tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thành quy trình bồi thường và phục hồi một cách công bằng và toàn diện nhất.

Phiên tòa tại Tòa án Tối cao London dự kiến sẽ kéo dài tới 12 tuần và xem xét về việc liệu tập đoàn BHP có phải chịu trách nhiệm đối với các nguyên đơn theo luật môi trường Brazil hay không. Bên cạnh đó, phiên tòa cũng sẽ ra quyết định về điều kiện tiến hành hành động pháp lý của một số các thành phố khác của Brazil.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).