Đã từng có trong tay mọi thứ, từ tiền tài, danh vọng đến gia đình hạnh phúc với vợ đẹp và hai đứa con giống bố. Bỗng nhiên, bị kịch ập đến khiến gia đình "tan đàn xẻ nghé", đứa con trai không chịu nổi áp lực liền tìm đến cái chết, bản thân ông cũng nửa tỉnh, nửa mê sau biến cố đó.
Bi kịch của một gia đình
Ông Nguyễn Hồng L. (SN 1961), nhà trên phố Hai Bà Trưng. Gia đình ông đã từng rất tuyệt vời trong mắt mọi người. Ai nhìn vào cũng nghĩ rằng, chồng đẹp trai, con nhà cơ cấu lại làm thanh tra ở một Bộ lớn. Không những vậy ông L. lấy được cô vợ tên là H. rất xinh đẹp.
Ông lấy vợ vào những năm bao cấp đói kém, nhưng đám cưới của ông L. với bà H. rất linh đình. Ngày chú rể sang đón dâu, đoàn nhà trai "thị uy" bằng vài chiếc xe 4 bánh, cả chục chiếc "siêu xe" Supercup hay Dream thái diễu hành trên các ngả đường của Hà Nội.
Sự xuất hiện của những chiếc "siêu xe" ngày ấy chứng tỏ gia đình chú rể thuộc hàng có của ăn của để. Một đám rước dâu bằng Super Cub, Dream Thái, những chiếc xe được coi là mốt, như một biểu tượng của giới thượng lưu. Những chiếc xe đó cách đây hơn 20 năm có giá trị tới vài cây vàng.
Điều tuyệt vời hơn nữa khi đôi vợ chồng trẻ sinh liên tiếp 2 đứa con cách nhau 3 tuổi, một trai, một gái giống ông L. như tạc. Cuộc sống của họ tưởng chừng như viên mãn nhưng biến cố ập đến. Tất cả cũng chỉ vì cái tính máu me cờ bạc của bà H.
Ở nhà, bà H. chỉ làm công việc nội trợ, rảnh rỗi thường hay đi tới những chốn ăn chơi để đốt tiền. Lúc còn trẻ còn có chừng có mực, nhưng càng về tuổi trung niên bà H. càng đổ đốn. Tiền bao nhiêu bà nướng hết vào những trận đỏ đen, hết tiền thì mới về.
Có những lần bà H. cạy két để lấy hết tiền đi đánh bạc. Cũng có những lần bà đi vay mượn người quen. Tiền cờ bạc được thì bà H. cầm, còn tiền nợ thì để ông L. trả hết.
Có những lần hăng chí, đôi vợ chồng lao vào đánh nhau như những đứa trẻ to đầu. Ảnh minh họa.
Những trận cãi vã bắt đầu nhiều hơn sau những lần đi thâu đêm suốt sáng. Những lần thắng bạc, bà H. vui vẻ như mở hội. Còn những lần thua sạch túi, bà về chút hết lên đầu chồng con, chì chiết chúng bằng những lời nói khó nghe nhất. Ông L. hiền lành, nhẫn nhịu nhiều. Nhưng nhịn nhiều quá, ông phẫn uất mà lời to tiếng lại.
Tần suất cãi vã bắt đầu tăng dần, thậm chí, có những lần hăng chí, đôi vợ chồng lao vào đánh nhau như những đứa trẻ to đầu chẳng chịu lớn. Họ cấu, xé, đánh nhau như kẻ thù. Đôi khi những hình ảnh xô đũa, xô bát diễn ra trước mặt những đứa trẻ đang ở độ tuổi hình thành lên nhân cách. Họ đánh nhau bất chấp sự có mặt của các em, những hình ảnh xấu xí cứ vô tình in đậm vào trí óc.
Đứa con trai lớn năm 17 tuổi đã phải đi vào bệnh viện Bạch Mai vì chứng trầm cảm nặng. Lúc nào con trai ông cũng lầm lì, ít nói. Cứ đi học về là vào phòng chốt cửa sống cô độc trong bóng tối.
Con gái nhỏ hơn (14 tuổi) thì vướng phải vòng luẩn quẩn của "tình yêu", sống một cuộc sống "bất cần đời". Em bỏ học như cơm bữa để đi chơi với bạn, thậm chí có những lần đi vài ngày mà bà H. hay ông L. cũng chẳng biết.
Gia đình họ tan vỡ dần dần, khi "ông ăn chả thì bà ăn nem". Bà H. đắm chìm vào những con số. Ông H. chán vợ, chán gia đình đi cặp bồ với những em chân dài. Chỉ có hai con mới lớn là thiện thòi, phải sống bơ vơ, cô quạnh ở nơi mà được gọi là "gia đình".
Vợ chồng li hôn, chồng phát điên vì con trai tự tử
Rồi cuộc vui nào cũng sẽ tàn. Bà H. mang về một đống nợ sau những lần cờ bạc triền miên. Gia đình ông L. đã phải bán căn biệt thự to ngất ngưởng ở phố Hai Bà Trưng để trả mà vẫn không hết nợ.
Trong cơn ức chế, ông L. đánh bà H. một trận thừa sống thiếu chết. Ông L. đánh vợ ác tới nỗi, người ta cứ tưởng bà H. chết trên đường đưa vào bệnh viện.
Bất hạnh hơn, ngày hôm đó, đứa con trai lại là người chứng kiến được toàn bộ câu chuyện. Bản thân em đã lầm lì, chẳng nói chuyện với ai bao giờ, nay chứng kiến mẹ bị bố đánh trong vũng máu. Em bị sốc, từ đó em cứ lẩm bẩm câu nói "Chết, chết hết đi", em chôn vùi cuộc đời của mình trong phòng.
Ngày bà H. ra viện là ngày hai ông bà "dắt tay" nhau ra tòa li hôn. Ai cũng cho mình cái lí lẽ đúng, chẳng ai chịu nhận cái thua về mình.
Ông L. tố bà H. đam mê đỏ đen tới phá sản. Bà H. cũng chẳng kém cạnh, ở tòa bà chửi bới lăng mạ chồng, tố cáo ông lăng nhăng, cặp bồ, cặp bịch. Ông chẳng gớm, mà bà cũng chẳng ghê, chẳng ai nhịn nhau câu nào.
Phiên tòa hôm đó, vị chủ tòa bất lực đành cho vợ chồng ông bà li hôn. Con trai thì ở với ông L., còn bà H. thì nuôi con gái. Vì chẳng cứu vãn được nữa do mâu thuẫn đã được tích tụ từ rất lâu rồi. Hôn nhân của ông bà tồn tại được tận 18 năm đã là rất may mắn.
Ngày ông L. trở về nhà từ phiên tòa. Căn nhà tập thể được ông mua lại từ một người họ hàng trở lên vắng ngắt. Ông cũng không bận tâm lắm, vì thường ngày gia đình ông 4 người thì mạnh ai người đó làm, chẳng bao giờ đông đủ để cùng ngồi ăn cơm với nhau.
Nhưng có một điểm rất lạ, sau khi li hôn được vài ngày, ông không thấy thằng con trai ló mặt ra ngoài. Bình thường, ông đã rất hiếm khi gặp con trai nhưng lạ hơn, đồ ăn ông mua sẵn cho con vẫn còn y nguyên và lạnh ngắt. Ông lên phòng, gọi cửa mà không thấy tiếng trả lời. Ông gào thét, phá cửa thì nhìn thấy xác con trai được treo lơ lửng trên trần nhà đã lạnh ngắt từ bao giờ.
Từ ngày đó, ông hóa điên. Ông L. bỏ công việc lương cao, bỏ nhà, bỏ cửa đi lang thang trên đường, lấy đất làm nhà, lấy hề phố làm chỗ ngủ. Trong cơn điên dại, ông lẩm bẩm những câu nói mà không ai hiểu nổi. Mẹ ông già cả, 80 tuổi vẫn phải chạy theo để đưa ông về chăm sóc. Những lúc ông lên cơn, ông L. còn đánh lại mẹ già.
Từ ngày đó, ông hóa điên. Ông L. bỏ công việc lương cao, bỏ nhà, bỏ cửa đi lang thang trên đường, lấy đất làm nhà, lấy hề phố làm chỗ ngủ. Ảnh minh họa.
Bi kịch của gia đình ông L. xảy ra cách đây gần chục năm. Ông cũng dần dần lấy lại được ý thức, nhưng vẫn ngơ ngơ như một cái xác không hồn. Mẹ ông giờ cũng đã yếu, mọi chuyện chăm sóc ông, mẹ ông nhờ hết vào cô T., người em gái kế ông L.
Bà Nguyễn Thị T. (SN 1964), em trai ông L. dù đã có vợ con đề huề, nhưng hàng ngày vẫn phải đảo qua nhà anh trai để thổi cơm, dọn dẹp. Nhà ông L. đã qua cái thời "giầu có", giờ các anh, em ai cũng khổ.
Trong câu chuyện của người anh trai, cô T. kể lại: "Gia đình tôi trước đây đã từng rất giàu. Nay chẳng còn gì. Bản thân ông L. là niềm tự hào của gia đình, khi học rộng hiểu cao nhât nhà, bây giờ cũng nửa tỉnh nửa mê.
Tôi cũng chỉ khuyên mọi người rằng, vợ chồng với nhau ai mà chẳng có lúc cãi vã. Nhưng đừng để những đứa con nhìn thấy, trẻ con còn non nớt, chúng không hiểu chuyện rất dễ làm những chuyện tiêu cực. Đấy mới chính là bi kịch".
P.V