Bị 'mắc kẹt' ở nhà, đàn ông Nhật học cách giúp đỡ vợ

(Ngày Nay) - Đại dịch COVID-19 đang phơi bày sự chênh lệch nghiêm trọng về cách các cặp vợ chồng Nhật Bản phân chia công việc gia đình.

Susumu Kataoka và vợ Aki tại nhà riêng ở Tokyo. Ảnh: NY Times
Susumu Kataoka và vợ Aki tại nhà riêng ở Tokyo. Ảnh: NY Times

Trong những ngày buộc phải ở nhà do dịch bệnh, Susumu Kataoka thường tìm cách giải khuây bằng cách chộp lấy chiếc máy bay không người lái của mình và điều khiến nó bay quanh ngôi nhà của mình ở Tokyo để chụp ảnh rồi đăng lên Facebook.

Vợ anh, Aki, không thích thú với điều này. Nếu Susumu có thời gian để nghịch “đồ chơi” của mình, liệu anh có bớt chút giờ để làm việc nhà hay chăm sóc con cái hay không?

Susumu - một nhà tư vấn tiếp thị, tin rằng anh đã thực hiện phần của mình. Anh đưa cho vợ một danh sách những công việc anh thường xuyên thực hiện: tắm cho hai đứa con, rửa bát, giám sát việc đánh răng của lũ trẻ.

Trong khi đó, người vợ Aki - một sinh viên điều dưỡng, đã liệt kê 210 nhiệm vụ của cô so với 21 của chồng.

“Tôi muốn cho anh ấy hiểu tôi đã phải làm bao nhiêu việc”, người vợ nói.

Bị 'mắc kẹt' ở nhà, đàn ông Nhật học cách giúp đỡ vợ ảnh 1

Vợ chồng Kataoka cùng 2 đứa con nhỏ. Ảnh: NY Times

Đối với các cặp vợ chồng ở độ tuổi lao động Nhật Bản, việc buộc phải làm việc tại nhà trong mùa dịch đã nhấn mạnh sự chênh lệch trong phân chia công việc gia đình.

Những người đàn ông thường gặp gia đình họ chỉ trong một thời gian ngắn vào buổi sáng và buổi tối, giờ lại có thời gian ở nhà để nhận ra có bao nhiều việc nội trợ ở nhà. Những người phụ nữ đảm nhận việc các công việc vô hình như giặt giũ, chi tiêu, nấu ăn đang yêu cầu các ông chồng phải xắn tay vào phụ dọn dẹp.

Chính khoảng thời gian có một không hai này sẽ giúp nhiều người đàn ông Nhật Bản thay đổi quan niệm bảo thủ về việc nhà mà họ luôn đặt trách nhiệm lên người vợ.

Nhiều người đàn ông cho rằng việc được ở nhà cùng vợ giúp họ gần gũi thêm với gia dình và hy vọng dịch bệnh sẽ làm thay đổi văn hóa làm việc của Nhật Bản, cho phép họ dành nhiều thời gian ở nhà hơn ngay cả khi đại dịch qua đi.

Susumu Kataoka cũng đang cố gắng điều chỉnh thói quen của mình.

Khi anh đăng tải danh sách công việc của vợ lên Twitter và nói rằng họ có nguy cơ trải qua cuộc ly hôn do dịch bệnh, bài viết đã được chia sẻ khoảng 21.000 lần.

“Chúng tôi có một cuộc sống lâu dài phía trước”, Kataoka chia sẻ. “Nếu tôi từ chối chấp nhận điều này, thì chúng tôi có thể phải đối mặt với sự oán giận lẫn nhau nhiều hơn”.

Nhật Bản không phải là nơi duy nhất mà phụ nữ phải gánh thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình, hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc cũng nổi tiếng với quan niệm hẹp hòi về trách nhiệm của người phụ nữ.

Nhưng trong số các quốc gia phát triển, đàn ông Nhật Bản được cho là dành ít thời gian nhất cho việc nhà và chăm sóc con cái. Trong một cuộc khảo sát năm ngoái của Macromill, một công ty nghiên cứu thị trường, khoảng một nửa các cặp vợ chồng trẻ tại Nhật Bản cho biết người đàn ông thường chỉ gánh vác 20% việc nhà.

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, từ lâu đã thúc đẩy một nền tảng giúp nâng cao vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không thể phấn đấu sự nghiệp do bị việc nhà cản trở.

“Nếu chúng ta không thể chia công việc nhà như nhau, thì sau đó chúng ta không thể tạo ra một thế giới mà phụ nữ được trao nhiều quyền lợi”, Aki Kataoka khẳng định.

Khoảng một nửa số phụ nữ Nhật Bản đang làm việc bán thời gian hoặc hợp đồng mà không có phúc lợi, theo dữ liệu của chính phủ, so với gần 1/5 nam giới. Điều này càng củng cố quan niệm của đàn ông Nhật Bản rằng công việc của họ đáng giá hơn công việc của vợ, do đó người vợ phải đảm nhiệm thêm các công việc nhà.

“Về cơ bản, Nhật Bản áp đặt nhiều việc nội trợ cho phụ nữ hơn các quốc gia khác. Tôi không nghĩ sẽ bất chợt có sự thay đổi quan niệm này trong xã hội nhờ có dịch bệnh”, Yuiko Fujita, giáo sư xã hội học tại Đại học Meiji, cho biết.

Lully Miura, người điều hành Viện nghiên cứu Yamaneko ở Tokyo cho biết tạm thời đàn ông Nhật Bản sẽ khó có thể chia sẻ công bằng việc nhà cho vợ mình. “Tôi thấy nhiều bạn mình đăng tải các món ăn do chồng mình nấu. Nhưng tôi không nghĩ đấy là số đông”, bà Miura nhận định.

Các nhà tuyển dụng cũng là một trở ngại lớn. Thói quen làm việc từ xa thường rất hiếm ở Nhật Bản trước khi chính phủ khuyến khích các công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Ngay cả khi nhiều tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp, nhiều công ty vẫn còn miễn cưỡng trong việc cho phép nhân viên ở nhà.

Theo một cuộc khảo sát của chính phủ, chỉ hơn một nửa số người được hỏi ở Tokyo cho biết họ đang làm việc tại nhà. Với việc Thủ tướng Abe dỡ bỏ tuyên bố khẩn cấp tại 39 tỉnh của đất nước vào thứ Năm, một số nhân viên có thể quay lại văn phòng.

Hiromasa Tsuzaki, 39 tuổi, quản lý tại một công ty quảng cáo tuyển dụng ở Tokyo, hoàn toàn không được phép làm việc tại nhà. Vợ anh, Yuriko, 34 tuổi, đã phải làm việc ở nhà để trong coi cậu con trai 5 tuổi.

Bị 'mắc kẹt' ở nhà, đàn ông Nhật học cách giúp đỡ vợ ảnh 2

Hiromasa Tsuzaki cùng chơi với con trai lúc ở nhà. Ảnh: NY Times

Tsuzaki nói rằng anh mong rằng chính phủ sẽ có hướng đi táo bạo hơn để thúc đẩy một hệ thống làm việc từ xa toàn diện hơn để anh có thể chia sẻ gánh nặng với vợ mình.

“Tôi chỉ có thể về nhà vào lúc 9h30 tối, do đó vợ tôi chỉ có thể chuẩn bị các món đông lạnh và cho con xem YouTube để có thời gian làm việc trên Zoom”, Tsuzaki chia sẻ.

Kể từ tháng 10, chồng của Nanae Minamiguchi, 44 tuổi, đã tới Chile để điều hành công ty thương mại của mình. Hiện ông Minamiguchi đã bị mắc kẹt tại đất nước Nam Mỹ và chưa ấn định được ngày trở về với gia đình.

Đều đặn mỗi sáng trong tuần, Minamiguchi làm việc xếp trái cây và rau quả tại một siêu thị ở Osaka. Cô không có lựa chọn nào khác ngoài việc để hai đứa con, 7 và 11 tuổi, ở nhà một mình.

Bị 'mắc kẹt' ở nhà, đàn ông Nhật học cách giúp đỡ vợ ảnh 3

Nanae Minamiguchi cùng con trai George Andres và con gái Nadia Sayuri. Ảnh: NY Times

Trường học đóng cửa, cùng với đó là không có chương trình học online do nhà trường tổ chức, hai đứa trẻ đang trở nên rảnh rỗi.

Dịch bệnh cũng khiến cha mẹ của Minamiguchi không thể tới nhà để chăm sóc hai đứa cháu, cùng với đó là lo lắng mắc bệnh khi đi làm khiến bà mẹ 2 con ngày càng mệt mỏi.

Tuy nhiên, Minamiguchi ấy nói rằng cô không chắc chắn chồng mình sẽ giúp ích nhiều ngay cả khi anh ấy ở nhà.

“Có lẽ ở một gia đình khác, nơi người chồng làm nhiều hơn, thì mọi chuyện đã khác”, Minamiguchi trầm tư.

Aki Kataoka đôi khi băn khoăn về việc gia đình cô sẽ đối phó ra sao nếu cô mắc bệnh. Cô cho rằng việc liệt kê tất cả các nhiệm vụ chăm sóc gia đình của mình sẽ đảm bảo rằng chồng cô biết phải làm gì nếu không có vợ.

Susumu Kataoka cho biết anh đã học hỏi được nhiều việc nhà từ vợ và những người trên mạng. “Trước đây, sau bữa ăn tối, tôi chỉ ngồi chơi hoặc làm việc riêng”, anh nói. “Bây giờ, danh sách chỉ ra rằng tôi nên gấp tất cả quần áo. Vì vậy, tôi bắt đầu làm điều đó thay vì giết thời gian”.

Nhưng Susumu không chắc rằng liệu mình có thể làm quen với công việc nhà hay không, một khi dịch bệnh qua đi và anh phải đi làm như cũ.

“Vì tôi ở nhà, nên tôi có nhiều thời gian hơn để giúp vợ”, Kataoka nói. “Nhưng một khi tôi phải ra ngoài và phải thức khuya làm việc, tôi có thể không giúp ích như trước”.

Theo NY Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?