Vài tuần trước, Yamashita bị sa thải khỏi một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi chỉ sau vỏn vẹn 4 tháng vào làm.
"Nếu họ cần bạn, họ sẽ thuê bạn, còn nếu họ không cần nữa, họ sẽ sa thải bạn. Nó chỉ đơn giản như vậy thôi", người đàn ông 31 tuổi chia sẻ.
Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản và nhiều nhà máy, bao gồm cả các nhà sản xuất ô tô, đang cố gáng tăng quy mô sản xuất trở lại.
Ngoài lao động nước ngoài tại Nhật Bản đặc biệt dễ bị tổn thương, với một mạng lưới hỗ trợ chính sách lỏng lẻo và các rào cản ngôn ngữ ngăn cản họ tìm kiếm sự giúp đỡ của chính quyền.
Rennan Yamashita, một công nhân người Brazil đã có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
Các nhóm công đoàn, luật sư và các tổ chức phi lợi nhuận cho biết những lao động nước ngoài như Yamashita là những người đầu tiên bị mất việc làm khi dịch bệnh bùng phát.
Tháng trước, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản ước tính rằng nếu GDP Nhật Bản ở mức 25% trong năm nay, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt 5% và khoảng 2 triệu người có thể mất việc.
Vào tháng 3 và tháng 4, một tổ chức công đoàn có trụ sở tại tỉnh Mie, một trung tâm sản xuất cách Tokyo khoảng 300 km về phía tây, đã nhận được 400 cuộc gọi tư vấn từ những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với khoảng 330 người là công nhân nước ngoài.
"Những lao động nước ngoài có hợp đồng ngắn hạn sẽ là đối tượng đầu tiên bị cắt giảm", theo ông Akai Jimbu từ Công đoàn Mie.
Năm ngoái, 34,5% công nhân nước ngoài ở Mie là lao động tạm thời, so với mức trung bình trên toàn quốc là 2,5%. "Điều này giống như việc các lao động chỉ được tuyển dụng để có thể sa thải bất cứ khi nào khó khăn. Trong mắt giới chủ, họ chỉ là một dạng phụ tùng thay thế", ông Jimbu nói.
Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Với khoảng 1/3 dân số trên 65 tuổi và tỷ lệ dân số thuộc độ tuổi lao động ngày càng suy giảm, chính phủ đã giảm bowist một số hạn chế nhập cư.
Hơn 1,6 triệu lao động nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản tính đến tháng 10 năm 2019, tăng gấp 4 lần so với năm 2008.
Một quan chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết họ không theo dõi số liệu các lao động nước ngoài bị sa thải bởi chính phủ Nhật Bản luôn hỗ trợ cho người lao động, bất kể quốc tịch của họ.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản gần đây đã phân bổ 370 triệu yên (3,46 triệu USD) để cải thiện hệ thống trợ giúp đa ngôn ngữ cho các lao động nước ngoài tại cơ sở tìm kiếm việc làm.
Nhưng hầu hết những người lao động nước ngoài không tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ. Trong khi Công đoàn Mie xử lý hàng trăm cuộc gọi tư vấn trong năm nay đến giữa tháng 4, văn phòng của chính quyền địa phương chỉ tiếp đón 7 người.
Kaori Nakao, một phụ nữ gốc Brazil, đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ công đoàn Mie khi bị sa thải khỏi một nhà máy sản xuất linh kiện xe hơi vào cuối tháng 3.
Công ty nói với người phụ nữ 38 tuổi rằng cô bị sa thải bởi tình hình dịch bệnh, cô cũng được lệnh rời khỏi căn hộ của công ty.
Mang thai đứa con thứ tư và không có tiền tiết kiệm, Nakao chỉ còn biết tìm tới sự giúp đỡ của Công đoàn Mie.
Tháng trước, các thành viên Công đoàn và Nakao đã biểu tình bên ngoài văn phòng công ty sa thải cô.
"Tôi chỉ muốn làm việc, tôi không có tiền để mua thức ăn cho các con nữa", người phụ nữ chia sẻ.
Kaori Nakao biểu tình bên ngoài trụ sở công ty. Ảnh: Reuters |
Yamashita, người vẫn đang tìm kiếm việc làm, cho biết anh đã tìm thấy một công việc mới tại một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi vài tuần trước.
"Hợp đồng chỉ trong 3 tháng, thậm chí có thể ít hơn. Tuy nhiên, có còn hơn không. Tôi không muốn phải tiếp tục cảnh tìm việc nữa", Yamashita nói.
Nhưng sau đó anh nhận được một cuộc gọi. Phía tuyển dụng quyết định không chọn anh. "Chúng tôi luôn là vật tế thần. Tôi hiểu rõ chuyện này", Yamashita nhắc về vai trò lao động nước ngoài của mình.