​Bị nợ vốn xây cầu, doanh nghiệp đòi lập trạm thu phí

(Ngày Nay) - Công ty Trung Nam kiến nghị cho phép thay đổi hình thức đầu tư dự án nút giao thông ngã ba Huế từ xây dựng - chuyển giao (BT) sang hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) nếu không được trả nợ. 
Công trinh cầu vượt ngã ba Huế.
Công trinh cầu vượt ngã ba Huế.
Ngày 22/3, ông Nguyễn Tâm Tiến, giám đốc Công ty TNHH BT ngã ba Huế Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) cho biết vừa có công văn gửi chính quyền TP Đà Nẵng đề nghị được thanh toán hơn 2.050 tỉ đồng vốn đầu tư xây dựng nút giao thông ngã ba Huế (cầu vượt ngã ba Huế, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2015).
Trong trường hợp không được trả nợ, phía Trung Nam kiến nghị cho phép thay đổi hình thức đầu tư dự án từ xây dựng-chuyển giao (BT) sang hình thức xây dựng-khai thác-chuyển giao (BOT).
“Theo đó Công ty sẽ lắp trạm thu phí giao thông tại tất cả các ngã lên cầu, đồng thời đề xuất cấm xe một số tuyến đường để đảm bảo việc thu phí giao thông, hoàn trả lại nguồn vốn đầu tư dự án”, công văn ghi rõ.
Một đại diện công ty Trung Nam cho biết đây là một đề xuất “chẳng đặng đừng”.
Lý do Trung Nam hiện đang vay 2.050 tỉ đồng từ phía ngân hàng SHB và theo đúng tiến độ hoàn trả thì quý 1-2017 này, phía Trung Nam phải hoàn trả cả lãi lẫn gốc 30% trong số nợ vay nói trên (khoản 600 tỉ đồng).
Tuy nhiên đến thời điểm này, cả phía UBND TP Đà Nẵng lẫn Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa tìm ra nguồn vốn nào để chuyển trả cho dự án.
Vì vậy “Nếu trong quý 1 này không tìm ra nguồn tiền 30% để trả cho SHB theo phương án tài chính đã được duyệt, phía ngân hàng sẽ xếp doanh nghiệp vào diện nợ xấu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của đơn vị”, vị đại diện này thừa nhận.
Được biết trước đó và tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý để công ty Trung Nam xây dựng cầu vượt ngã ba Huế theo hình thức BT với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 2.050 tỉ đồng từ nguồn vốn của Bộ GTVT (bố trí trả nợ từ năm 2017 đến 2020).
Ngay sau đó, UBND TP Đà Nẵng cũng có văn bản cam kết gửi ngân hàng SHB với nội dung: “Trong trường hợp trung ương chưa chuyển kịp vốn để trả cho ngân hàng, TP Đà Nẵng cam kết sẽ sử dụng ngân sách TP để tạm ứng cho phần chậm thanh toán trả cho SHB”.

Theo Tuổi trẻ

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.