Một số bài thuốc lợi sữa
Bài thuốc 1
Nguyên liệu
Nguyên liệu
Móng giò lợn 2 cái
Thông thảo 30g
Cách làm
Móng giò lợn rửa sạch, cạo hết lông; thông thảo cho vào túi vải bọc kỹ; hành hoa bỏ rễ, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, sau đó bỏ bã thuốc và nêm gia vị vừa ăn. Bài thuốc này dùng thường xuyên có tác dụng rất tốt.
Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50g để tăng cường khí huyết.
Cách giúp mẹ tăng lượng sữa để nuôi con. |
Nguyên liệu
Đương quy 100g
Thịt dê 200g
Gừng tươi 5 lát
Bài thuốc 4
Nguyên liệu
Vừng đen 30g
Gạo tẻ 50g
Bổ sung thực phẩm lợi sữa
Chị em có thể uống nước rau ngót xay hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày không chỉ có tính mát mà còn bổ sung lượng sữa mẹ đáng kể.
Rau mồng tơi là sự lựa chọn lý tưởng cho những mẹ bầu ít sữa. Trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ…
Đối với người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, rong biển được xem là một trong những món ăn truyền thống giúp lợi sữa. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp); canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa; vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ; vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng; vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
4. Rau má
Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết. Các mẹ có thể rửa sạch rau má, phơi khô và hãm để uống thay nước hàng ngày hoặc nấu canh rau má với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn vừa nhiều dưỡng chất lại giúp mẹ lợi sữa.
5. Rau đay
Tuần đầu tiên sau sinh, các mẹ nên ăn từ 150-200 g rau đay vào mỗi bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.
6. Thì là
Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole được cho là có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin - cần thiết để sản xuất sữa mẹ.
Thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín. Tuy nhiên, theo các chuyên gia các mẹ chỉ nên ăn trong một vài tuần.
7. Rau khoai lang
Sử dụng rau khoai lang hàng ngày không chỉ giúp lợi sữa mà còn giúp nhuận tràng, rất tốt cho các mẹ sau sinh.
Một số loại rau không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa mà còn tốt cho cơ thể. |
8. Củ sen
Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt.
Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Ngoài ra, củ sen còn lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn.
9. Uống sữa nóng
Uống một cốc sữa nóng trước khi cho con bú khoảng 15-20phút không chỉ giúp mẹ lợi sữa mà còn giúp cho sữa mẹ đặc hơn. Sản phụ nên uống sữa đều đặn trong suốt thời kỳ cho con bú để tăng lượng sữa và giúp cơ thể mau hồi phục.
10. Nước lá đinh lăng
Lá đinh lăng, rửa sạch rồi cho vào nước (đổ nước ngập lá) đun sôi sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm sẽ giúp mẹ lợi sữa. Nếu chưa uống ngay mà nước bị nguội thì khi uống phải hâm nóng lại, không nên uống lạnh.
11. Nước gạo lứt rang
Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri giúp các mẹ sau sinh thơm sữa, và sữa về nhiều hơn.
12. Uống nước của 5 loại đậu
Dùng 200gram cho mỗi loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng), trộn lẫn và cho vào chảo to để rang sơ đến khi dậy mùi thơm là được.
Sau đó cho vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống. Một bình dùng hết cho cả ngày, tối lại ủ bình khác.
Các mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa cũng như vệ sinh hai bầu vú thường xuyên. |
Ngoài chế độ ăn uống, các mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh. Các mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động, vệ sinh nhũ hoa ít nhất một lần trong ngày bằng nước ấm và vải mềm.
Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú hoặc dùng tay nặn sữa. Bạn rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da.
Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất rồi massage ngực và thử lại.
>> Xem thêm:
Những thực phẩm dễ gây tiêu chảy cho mẹ bầu
Bí quyết đơn giản giúp con ăn ngon của mẹ Mỹ
Hãy dạy con yêu thương bản thân trước khi quá muộn!
5 bài học làm cha mẹ không phải ai cũng biết