Bí thư Hà Nội: 'Không hy sinh lợi ích lâu dài vì mục tiêu kinh tế trước mắt'

(Ngày Nay) - Trả lời ý kiến của cử tri đề nghị quy hoạch lại một số ô đất dọc trục Hồ Tây – Ba Vì, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thành phố không hy sinh lợi ích lâu dài vì mục tiêu kinh tế trước mắt.
Bí thư Hà Nội: 'Không hy sinh lợi ích lâu dài vì mục tiêu kinh tế trước mắt'

Chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội Vương Đình Huệ cùng ĐBQH thuộc tổ bầu cử số 5 đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XIV tại huyện Hoài Đức, báo An ninh Thủ đô đưa tin.

Ở buổi tiếp xúc này, đã có 7 lượt phát biểu của các cử tri, trong đó một số nội dung được nhiều cử tri huyện Hoài Đức chung mối quan tâm gồm: thông tin về công tác phòng chống tham nhũng; công tác cán bộ; quy hoạch trường học trên địa bàn; ô nhiễm môi trường nguồn nước sông Đáy; hay bao giờ thì huyện Hoài Đức mới được lên quận…

Đề cập các ý kiến đề nghị thành phố quy hoạch và xây dựng thêm trường học trên địa bàn huyện, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, trong quá trình làm việc với huyện Hoài Đức và các quận, huyện vừa qua, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các địa phương không vì quá chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại mà lơ là quy hoạch hạ tầng xã hội, nhất là bảo đảm quỹ đất xây dựng trường học; đồng thời khẳng định Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố sẽ quan tâm giám sát vấn đề này.

Liên quan mục tiêu phát triển huyện Hoài Đức trở thành quận, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng một trong những tiêu chí khó khăn nhất mà huyện phải tập trung thực hiện là cân đối thu chi ngân sách. Muốn trở thành quận, Hoài Đức phải thu ngân sách bảo đảm đủ chi, không để thành phố phải hỗ trợ.

Hiện nay, nguồn thu của huyện vẫn phụ thuộc vào khai thác quỹ đất và để khắc phục vấn đề này, huyện phải tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nhất là khai thác thế mạnh là công nghiệp làng nghề...

Làm rõ thêm ý kiến của cử tri đề nghị thành phố quy hoạch một số ô đất thuộc quy hoạch phân khu đô thị S3 dọc trục Hồ Tây - Ba Vì để thu hút đầu tư các dự án thương mại, dịch vụ và nhà ở, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết:

"Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trục Hồ Tây - Ba Vì là trục kết nối phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội, kết nối văn hóa Thăng Long -Tràng An với văn hóa xứ Đoài, có ý nghĩa rất quan trọng, không đơn thuần là đường giao thông. Các ô đất nêu trên là đất cây xanh.

Quan điểm của thành phố là không “hy sinh” đất này để làm công nghiệp, thương mại. Đối với những quy hoạch tương tự, tinh thần chỉ đạo chung của thành phố là không từ bỏ lợi ích lâu dài vì mục tiêu kinh tế trước mắt, nhất là tuyệt đối không có chuyện phân lô bán nền làm các dự án không phù hợp với quy hoạch", TTXVN dẫn lời Bí thư Vương Đình Huệ.

Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.