Biển Đông: Trung Quốc thô lỗ mong 'bẻ từng chiếc đũa'

Vấn đề “bản tuyên bố gửi cho báo chí” tại hội nghị ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN vừa qua tiếp tục là hồi chuông cảnh báo, đặc biệt là trong thời điểm khối này đang cần đoàn kết và đồng thuận hơn.
Biển Đông: Trung Quốc thô lỗ mong 'bẻ từng chiếc đũa'

“Chúng tôi thể hiện quan ngại sâu sắc về các diễn tiến đang diễn ra gần đây, vốn đang làm suy giảm lòng tin và sự tin tưởng, leo thang căng thẳng và có tiềm năng làm sói mòn hòa bình, an ninh và ổn định tại biển Đông”. Đó là những lời tuyên bố mạnh mẻ của khối ASEAN trong bản tuyên bố gửi cho báo chí tại hội nghị ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN diễn ra tại Vân Nam, Trung Quốc vào ngày 14/6.

Tuyên bố mạnh mẽ này của ASEAN không nêu tên Trung Quốc một cách trực tiếp nhưng cảnh báo về sự gia tăng căng thẳng trên các vùng biển mà Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và gia tăng hiện diện quân sự.

Tuy vậy, chỉ sau vài giờ bản tuyên bố báo chí được cung cấp cho truyền thông (thông qua kênh của Malaysia) đã được đính chính. Các hãng thông tấn khác nhau – dựa trên nguồn trao đổi với các nhà ngoại giao ASEAN- tường thuật nhiều chi tiết khác nhau. Vẫn còn đợi thông tin chính thức từ Ban Thư Ký ASEAN, nhưng có hai điểm đến nay được đề cập nhiều nhất. Một là giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Malaysia được nhiều báo trích lại trong việc có một số nhầm lần văn kiện gởi cho báo chí. Theo đó, đây là một bản tuyên bố chưa chính thức và cần tiến hành “một số điều chỉnh khẩn cấp”.

Biển Đông: Trung Quốc thô lỗ mong 'bẻ từng chiếc đũa' ảnh 1

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc ngày 14/6. Ảnh: Reuters.

Điểm thứ hai là đến thời điểm kết thúc hội nghị, chưa có thêm một bản cập nhật nào từ phía ASEAN về tuyên bố chung, lẫn một tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc. Một số báo khác như đưa tin thêm về các phản ứng khác nhau của các bên sau khi rời cuộc họp.

Chẳng hạn hai ngoại trưởng của Singapore và Indonesia đã ra thông báo riêng nhắc lại những điểm chính trong tuyên bố chung của ASEAN trước đó. Hay dù không có một tuyên bố chung, nhưng các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra một thông báo riêng nếu muốn.

Một số nguồn thông tin ngoại giao khác thì cho rằng các nước ASEAN chưa thống nhất với nhau về nội dung, cũng như thời điểm để đưa ra một tuyên bố chung liên quan đến vấn để biển Đông và Trung Quốc. Đó là lý do của những phiên bản khác nhau của câu chuyện đã diễn ra.

Việc “có nhiều điểm bất thường” về bản tuyên bố báo chí được cung cấp cho truyền thông của khối ASEAN được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Những ý kiến cho rằng đây là một nhầm lẫn kỹ thuật có vẻ chưa tạo được nhiều thuyết phục.

Nhiều nhà quan sát thiên về những đánh giá rằng đã có một sức ép từ bên ngoài đối với thành viên các nước ASEAN trong việc hình thành quan điểm của mình liên quan đến vấn đề biển Đông. Sức ép này được gắn kết với các sự kiện diễn ra gần đây trên thực địa khi càng nhiều chỉ dấu hơn khẳng định xu hướng quân sự hóa các đảo từ phía Trung Quốc, và đặc biệt là với vụ kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực do Philippines khởi xướng sắp có phán quyết cuối cùng.

Sự kiện này cũng làm các nhà quan sát nhớ lại các sự kiện có những cung bậc tương tự diễn ra trước đó. Vào 2012, khi Campuchia làm chủ tịch thì ASEAN đã không đưa ra được tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, cũng như lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối này. Sau khi cuộc gặp đổ vỡ, Campuchia đã phủ nhận việc bị áp lực từ Trung Quốc để tránh đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố. Vào 5/2015, Campuchia tiếp tục tuyên bố “các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông cần được giải quyết bởi các quốc gia liên quan”.

Chiến lược “chia để trị” hay “bẻ đủa từng chiếc” chia rẽ giữa các nước ASEAN không tuyên bố chủ quyền và các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc thông qua nhiều chiêu bài. Trong đó “viện trợ” hoặc “gây sức ép”, hình dung ví von như củ cà rốt và cây gậy. Biện pháp này nhắm vào các nước Đông Nam Á nhỏ và có tiềm lực kinh tế vừa phải và hưởng lợi từ các con số đầu tư khổng lồ đến từ Trung Quốc. Kết quả là các nước này tránh bày tỏ quan điểm bằng lý do “không can thiệp công việc nội bộ nước khác” hoặc cho rằng đây là chuyện riêng của các nước tranh chấp; thậm chí còn đưa quan điểm có lợi cho phía Trung Quốc.

Một điểm đáng chú ý là cũng từ 2012 đến nay, các nước như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar cũng không ủng hộ nêu vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp của ASEAN hoặc có phản ứng yếu ớt, chậm chạp, không rõ ràng trước những vụ việc như sự kiện HD-981 hay các diễn tiến xảy ra trên thực địa xung quanh các đảo nhân tạo đang được xây cất rầm rộ và quan điểm liên quan đến Tòa Trọng Tài.

Vào tháng 4/2016, Trung Quốc còn đưa ra tuyên bố đã đạt được đồng thuận về vấn đề biển Đông giữa nước này với Lào, Brunei và Campuchia về việc tranh chấp trên Biển Đông “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc – ASEAN”.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đạt được tới 3 đồng thuận trong ASEAN về việc tranh chấp biển Đông "không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN”.

Vào tháng 6/2016, tại Hội nghị Shangri La, trong phỏng vấn bên lề, đại diện Campuchia còn lên tiếng bảo vệ Trung Quốc trước chỉ trích của Mỹ khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định Trung Quốc đang xây “Vạn lý trường thành tự cô lập mình” trên biển Đông.

Chiến lược chia để trị nhằm phân hóa ASEAN thành nhiều nhóm khác nhau, và quan trọng là việc tạo nên một tâm lý nghi ngờ giữa các bên trong nội khối. Chẳng hạn như những trường hợp gần đây về một số tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến các đồng thuận với các nước ASEAN. Các tuyên bồ này phần nhiều mang tính đơn phương, thậm chí bằng cách này hay cách khác tạo ra một sự hiểu lầm trong cách sử dụng về ngôn từ.

Thạc sỹ Lục Minh Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) nhận định rằng dù trên thực tế, nhiều trường hợp Trung Quốc không nhắc đến lập trường “đàm phán song phương” khi đối thoại với các nước khác, nên dễ đạt đồng thuận với các vấn đề còn lại.

Theo ông Tuấn “sự đồng thuận do đó không thể hiện quan điểm của đa số các quốc gia ngả theo lập trường “đàm phán song phương” của Trung Quốc.

Trên lý thuyết và tương đồng với sự kỳ vọng từ nhiều bên khác nhau, ASEAN có thể đóng một vai trò hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy các thành viên và đối tác để giải quyết tranh chấp bằng cách sử dụng các cơ chế đa phương hiện có. Thậm chí khối này còn có thể tạo tiền đề tốt cho việc các nước trong lẫn ngoài khu vực ngồi lại với nhau để cùng tìm kiếm một cách tiế cận chung thông qua các cơ chế tài phán hiện có như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Tòa trọng tài Quốc tế (ICJ) và các cơ chế trọng tài thế giới khác.

Trên thực tế, ASEAN đang bị chia rẽ về vấn đề biển Đông, và gặp khó khăn trong việc tạo dựng một quan điểm và tiếng nói chung. Mặc dầu không cần phải thậm xưng hay cường điệu rằng đây là một thất bại của “đoàn kết nội khối” hay “đe dọa tính trung tâm của ASEAN” như một số “thất bại ngoại giao” khác từng diễn ra.

Nhưng vấn đề “bản tuyên bố gửi cho báo chí” tại hội nghị ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN vừa qua tiếp tục là một hồi chuông cảnh báo, đặc biệt là trong thời điểm khối này đang cần đoàn kết và đồng thuận hơn bao giờ hết.

Theo Vietnamnet

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.