Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Không có nghĩa hát thoải mái

0:00 / 0:00
0:00

Nghị định số 144 quy định các hoạt động nghệ thuật biểu diễn có nhiều quy định mới cởi mở như bỏ cấp phép ca khúc trước 1975, tuy nhiên cắt giảm thủ tục tiền kiểm không có nghĩa buông lỏng để nghệ sĩ “thích làm gì thì làm”.

"Con đường xưa em đi" từng dính lùm xùm bị cấm vĩnh viễn.
"Con đường xưa em đi" từng dính lùm xùm bị cấm vĩnh viễn.

Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12 Quy định về hoạt động nghệ thuật, có hiệu lực từ 1/2/2021, thay thế các Nghị định 79, Nghị định 15 về biểu diễn nghệ thuật trước đó. Trong số các điều cắt giảm có việc bỏ quy định quy định cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975, hoặc ca khúc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài.

“Việc bỏ quy định cấp phép ca khúc trước năm 1975, hoặc ca khúc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài là động thái tích cực của nhà quản lý về văn hóa, nhất là trong vấn đề hòa giải dân tộc. Tuy nhiên tôi nghĩ việc bỏ cấp phép này chỉ ở phạm vi quản lý thôi, người sử dụng, nghệ sĩ, nhà tổ chức sản xuất và tổ chức biểu diễn phải nâng cao ý thức, nâng cao trách nhiệm”, nhà nghiên cứu âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long nói.

Nhiều người hy vọng với Nghị định mới, nhiều ca khúc trước 1975 sẽ được “gỡ” khỏi danh mục cấm? “Dưới góc độ nhà lí luận phê bình và tổ chức biểu diễn, tôi nghĩ rằng trong số những ca khúc trước 1975 có những bài phù hợp để phổ biến.

Chẳng hạn “Con đường xưa em đi” là tâm trạng chung của người lính, những ca khúc chỉ về tâm tư người lính, gắn với tình yêu đôi lứa hay tình cảm quê hương đơn thuần nên được phổ biến. Tuy nhiên có những ca khúc có nội dung liên quan chính trị, quân ngũ nghệ sĩ phải có ý thức tìm hiểu và có trách nhiệm khi sử dụng”, nhạc sĩ Quang Long nói.

Nhà phê bình Nguyễn Quang Long phân tích, quy định mới tưởng là dễ nhưng nghệ sĩ nếu không tỉnh táo sẽ vướng vi phạm và bị xử lý. Bỏ quy định và thủ tục tiền kiểm nhưng nhà quản lý nêu cao tinh thần hậu kiểm. “Tôi nghĩ rằng những ca khúc đáp ứng nhu cầu của công chúng, có tác dụng tích cực cho cộng đồng trong giai đoạn hiện nay được chấp nhận. Đó cũng là sứ mệnh của nghệ thuật”, nhà phê bình Quang Long nói.

Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Không có nghĩa hát thoải mái ảnh 1

Những ca khúc nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm quê hương sẽ được phổ biến không cần cấp phép.

Nghị định 144 cũng đưa ra những quy định cấm tại Điều 3: 1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. 3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. 4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Bỏ tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn nói rằng việc cắt giảm một số thủ tục hành chính và quy định cấp phép tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển, tạo không gian sáng tạo cho nghệ sĩ.

Đối với tác phẩm âm nhạc và sân khấu, các tác giả có quyền công bố tác phẩm, nhưng khi vi phạm điều 3 về những điều cấm sẽ bị xử lý. “Sự thay đổi này cho thấy bước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm”, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục NTBD nói.

Theo Tiền Phong
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.